TS. Dương Quốc Quân - Sự hình thành Nho giáo ở Việt Nam thời Trung đại

Nhiều nhà nghiên cứu xã hội ở Trung Quốc, ở các nước Đông Bắc Á và ở các quốc gia khác nhau trên thế giới đã thông qua việc đánh giá lại Nho giáo để cắt nghĩa sự thành công của Nhật Bản, sự phát triển kinh tế công nghiệp của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo – những quốc gia chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Thậm chí có ý kiến cho rằng, Nho giáo là học thuyết của cả nhân loại trong thế kỷ XXI. Thời gian sẽ kiểm chứng điều đó. Tuy nhiên, ngay bây giờ cũng có thể thấy Nho giáo vẫn tác động đến sự phát triển của xã hội con người, với nhiều mức độ và biểu hiện đa dạng.



Nho giáo du nhập Việt Nam với tư cách là công cụ của giai cấp thống trị Trung Quốc trong âm mưu xâm lược, đồng hóa văn hóa và cai trị dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo đã từng bước được bản địa hóa và dần đóng vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc trị nước, trở thành một trong những nguồn tư tưởng triết học và văn hóa Việt Nam. Nho giáo Việt Nam trong so sánh với nho giáo Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, có một số đặc điểm nổi bật: Nho giáo góp phần thúc đẩy chế độ phong kiến tập trung, độc lập, tự chủ; thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam phát triển; Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị đạo đức hàng đầu chi phối xuyên suốt quá trình tiếp thu, cải tạo, bản địa hóa Nho giáo; Nho giáo Việt Nam phát triển chủ yếu trên phương diện số lượng, không xuất hiện các trường phái học thuật, chú trọng đến những vấn đề có tính thực dụng hơn là những vấn đề đi sâu vào lý thuyết.

Với 247 trang, cuốn sách là một hệ thống tri thức cơ bản về Nho giáo và triết học Nho giáo Việt Nam thời trung đại mà Nxb Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga, Liên bang Nga muốn quảng bá. Là cuốn sách chuyên khảo về Nho giáo Việt Nam - lần đầu tiên được xuất bản tại nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiên cứu về tư tưởng triết học bản địa Việt Nam, do đó chúng tôi luôn mong nhận được những chỉ giáo bổ ích.

Thông tin sơ lược về tác giả:
TS. Dương Quốc Quân
- Cơ quan công tác: Học viện Tài chính (Academy of Finance), Hà Nội, Việt Nam
Tiến sĩ triết học đã tốt nghiệp Bộ môn Lịch sử triết học, khoa Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (Peoples friendship university of Russia)

- Lĩnh vực quan tâm nghiên cứu: Tư tưởng triết học trong văn hóa Đông - Tây, Sự phát triển triết học ở Việt Nam, triết học Nga...

Các công trình tiêu biểu đã công bố: 
* Khái lược Tương lai học (2012)
* Sự ảnh hưởng của triết học phương Tây hiện đại ở Việt Nam (2013)
* Lược sử triết học Nga từ khởi nguồn đến cuối thế kỷ XVIII
Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu của tương lai học
* Chaadaev - Nhà triết học lịch sử Nga đầu thế kỷ XIX
* Nghiên cứu triết học ở nước Nga hiện đại

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?