Tư tưởng của Michel Foucault về giáo dục - Bùi Quang Hưng, Mai K Đa - Hội thảo KHQT "Triết lý giáo dục Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại"

 
Tư tưởng của Michel Foucault về giáo dục

HVCH. Bùi Quang Hưng

TS. Mai K Đa, Giảng viên,

Trường Đại học Khoa học XH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội

Hội thảo KHQT "Triết lý giáo dục Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại"INTERNATIONAL CONFERENCE VIETNAMESE PHILOSOPHY OF EDUCATION: FROM TRADITION TO MODERN TIME

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM: TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
Thời gian:
Thứ 6, ngày 08/9/2023
Địa điểm:
Nhà E, phòng 304 (Phiên toàn thể) và 307, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội.
 

 
Tóm tắt: Michel Foucault - nhà triết học có ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX -đã để lại những ý tưởng quan trọng về vấn đề giáo dục, vai trò của hệ thống giáo dục và sự phát triển của con người hiện đại. Xuất phát từ quan niệm về quyền lực, kết hợp với phương pháp luận khảo cổ luận và phả hệ luận, Foucault đã luận giải về sự thực thi quyền lực kỷ luật trong môi trường giáo dục thông qua việc áp dụng các kỹ thuật đặc thù như phương pháp giám sát toàn cảnh, kiểm tra, giám sát theo thứ bậc hay cơ chế phần thưởng-hình phạt. Trên cơ sở đó, ông đưa ra một số tư tưởng về mục tiêu giáo dục tập trung vào việc tích cực học tập để tích luỹ kiến thức nhằm đạt được quyền lực, khuyến khích sự tò mò, tư duy phản biện của người học; muốn như vậy thì phương pháp giáo dục phải đặc biệt hạn chế lối truyền thụ độc thoại và mối quan hệ thầy – trò phải là mối quan hệ hai chiều, tránh xa ảnh hưởng của sự thống trị. Những tư trưởng của Michel Foucault về giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở khoa học cho những giải pháp mới trong quá trình cải cách giáo dục ở các quốc gia phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Từ khoá: quyền lực – tri thức, giáo dục, hậu hiện đại, quyền lực kỷ luật, diễn ngôn

Abstract: Michel Foucault, a prominent philosopher with significant influence in the 20th century, has left behind crucial ideas regarding educational matters, the role of educational systems, and the development of modern individuals. Stemming from his concept of power dynamics and employing methods of archaeological and genealogical analysis, Foucault expounded on the enforcement of disciplinary power within the educational milieu. This was achieved through the application of specific techniques such as panopticism, examination, hierarchical surveillance, and systems of rewards and punishments. Building upon this foundation, he formulated several concepts about educational objectives that center around active learning to accumulate knowledge for the attainment of power. These ideas encourage learners' curiosity and critical thinking. To achieve this, he proposed that educational methods should significantly limit one-way transmission of knowledge and transform the teacher-student relationship into a reciprocal dynamic, thereby avoiding the influence of domination. The educational philosophies of Michel Foucault hold profound theoretical and practical significance, serving as a scientific basis for novel solutions in the process of educational improvement, both globally in developed nations and specifically in Vietnam.

Keyword: power - knowledge, education, postmodernity, disciplinary power, discourse.


TRIẾT HỌC+
triethoc.info - Blog chuyên ngành triết học

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?