TS. Đặng Hà Chi - VẤN ĐỀ “TRIẾT LÝ GIÁO DỤC” TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM
VẤN ĐỀ “TRIẾT LÝ GIÁO DỤC” TRONG TƯ DUYLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM
TS. Đặng Hà Chi – Đại học Văn hoá Hà Nội
Bài viết này bắt đầu bằng việc giải thích các khái niệm như giáo dục, giáo dục học,triết học, triết học giáo dục, và đi sâu hơn ở khái niệm triết lý giáo dục để cho thấy sựvận động thay đổi của các khái niệm này trong lịch sử nghiên cứu và điểm khác biệt củacác khái niệm đó trong sự vận dụng của các nhà nghiên cứu, các hướng nghiên cứu khácnhau.
Theo đó triết lý giáo dục là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lỗi phản ánhmột cách khái quát mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội trongmột giai đoạn lịch sử cụ thể, được sử dụng nhiều hơn trong quá trình giáo dục. Ở ViệtNam triết lý giáo dục đã có sự thay đổi qua các thời kì lịch sử để phù hợp hơn với sựphát triển vận động của thế giới và đất nước.
Quan điểm giáo dục hiện nay ở Việt Namtheo chúng tôi có thể được tổng hợp trong 5 cụm từ (10 chữ): “Lễ nghĩa, tri thức, thựctiễn, trách nhiệm và sáng tạo” thuộc hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con ngườiViệt Nam.
Sự phân tích ngữ nghĩa các chữ đó cho thấy chúng cùng nhau tương hỗ thoảmãn cấu trúc của triết lý giáo dục, hội tụ được đầy đủ các nội dung giáo dục trong thờikỳ mới, đáp ứng yêu cầu của phát triển quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
ABSTRACT OF INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM: TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
PHILOSOPHY OF EDUCATION IN VIETNAM: FROM TRADITION TO MODERN TIME
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÁNG 9/ 2023