Sự phân tích triết học các khuynh hướng khác nhau trong lập luận toán học
Vũ Văn Viên
Tạp chí Triết học
http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Logic-hoc/Su-phan-tich-triet-hoc-Cac-khuynh-huong-khac-nhau-trong-lap-luan-toan-hoc-77.html
Trong khoảng 2500 năm tồn tại của mình, toán học đã có những
sự biến đổi đáng kể về chất. Những sự biến đổi đó đã diễn ra ở cả những khái niệm
cơ sở cũng như trong cách lập luận toán học. Ở đây, cần chú ý rằng, khi đặt vấn
đề lập luận toán học nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung, cùng với việc
xác lập cơ sở nhận thức luận đảm bảo tính chân lý của các tư tưởng khoa học,
các nhà khoa học thường lấy tính phi mâu thuẫn logic làm tiêu chuẩn chỉ đạo.
Những biến đổi nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với những
quan điểm triết học của các nhà toán học. Xuất phát từ những quan điểm triết học
đa dạng và khác nhau, nhiều khuynh hướng trong lập luận toán học đã tiếp cận một
cách siêu hình về bản chất của các tiền đề nhận thức luận của toán học và từ
đó, đã dẫn tới những hạn chế cơ bản của lĩnh vực này. Từ thực tế đó, chúng ta
có thể nhận xét rằng, chỉ có đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
mới cho phép người ta thiết lập được vấn đề về lập luận toán học, xây dựng cơ sở
phù hợp với bản chất của nó như một khoa học đang phát triển và đưa ra được những
tiền đề nhận thức luận toán học một cách đúng đắn.
Trước hết, ta hãy tìm hiểu bối cảnh ra đời của lập luận toán
học. Như chúng ta đã biết, ở trình độ lý thuyết, nhận thức khoa học nói chung,
toán học nói riêng luôn phải sử dụng sự trừu tượng hoá. Toán học là khoa học sử
dụng nhiều sự trừu tượng nhất và mức độ trừu tượng cũng đạt trình độ cao nhất.
Thực vậy, trong lĩnh vực khoa học này, “sự trừu tượng có sức mạnh lớn nhất".
Tuy nhiên, cho dù sự trừu tượng có được thực hiện "nghiêm túc",
"đúng đắn" đến đâu thì các tri thức nhận được vẫn có khả năng xa rời
hiện thực. Vì vậy, để đảm bảo tính chân lý, tức lập luận cho tính hợp lý của
các tri thức nhận được, chúng ta cần phải xác lập cơ sở của chúng. Tuy nhiên,
đây mới chỉ là lý do thứ yếu và tính cấp bách của vấn đề nằm ở chỗ khác. Sau
phát hiện về đại lượng biến thiên của Đêcáctơ, người ta đã sử dụng phép tính
tích phân và vi phân để nghiên cứu về vận động. Ta có thể mô tả việc nghiên cứu
này như sau:
http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Logic-hoc/Su-phan-tich-triet-hoc-Cac-khuynh-huong-khac-nhau-trong-lap-luan-toan-hoc-77.html
Nguồn:Tạp chí Triết học
Đánh giá bài viết?