Tải tài liệu "Lược sử triết học Ấn Độ cổ đại"


Triết phái Samkhya do Kapila dựng nên (khoảng năm 350 -250 TCN) và do danh đệ Asuri nối tiếp hoàng dương. Sau Asuri đến Panchashikha (khoảng năm 150 TCN- năm 50) và Vindhyavashin (thế kỷ I) kế tục. Họ là những triết gia đả kích mạnh mẽ vào những nhược điểm trong kinh sách Phật giáo. Người đầu tiên trình bày học thuyết cách hệ thống trong bộ Samkhya của nhà chú giải Ishara Krishna viết vào khoảng thế kỷ IV- V và được coi là bộ sách triết học Samkhya cổ điển nhất. Samkhya có nghĩa là “Số luận” nghĩa gốc là “ Liệt kê” vì ông đã liệt kê ra 25 thực thể mà ông cho là thành phần vũ trụ....

....“Vedanta” nghĩa gốc là “Kết luận” “hoàn tất kinh Veda” vì chứa “anta” theo tiếng Phạn có nghĩa là kết luận. Mục đích của Vedanta chính là khai thác phát triển con đường triết lý, trí tuệ của Veda để đạt tới giác ngộ giải thoát .
Vedanta là học thuyết triết lý tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong hệ thống triết học cổ đại. Nó ra đời từ phong trào tổng thuật, chú giải, khai thác mặt triết lý có tính uyên áo và trừu tượng của kinh Veda và kinh Upanishad. Trường phái này hình thành vào khoảng thế kỷ IV- III TCN. Sau đó Gaudapada (Thế kỷ VII) chú giải các Suttra đó, dạy phần bí truyền cho Govinda. Govinda lại dạy cho Shankara. Sau đó Shankara đã soạn ra bộ chú giải nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ đó là bộ Vedanta, và ông đã trở thành một trong những triết gia lớn nhất Ấn Độ.

Tải tài liệu
"Lược sử triết học Ấn Độ cổ đại"
(30 trang)

Định dạng word (182kb): TẠI ĐÂY
Định dạng PDF (321kb): TẠI ĐÂY

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?