Tiến trình phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Giáo trình Triết học (sau đại học), khối khoa học tự nhiên, công nghệ, 2022)
Chương IV: Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội
Khoa học và công nghệ Việt Nam
(Giáo trình Triết học (sau đại học), khối khoa học tự nhiên, công nghệ, 2022)
Tiến trình phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Trong lịch sử khoa học, kỹ thuật và công nghệ có hai dạng thức phát triển. Đó là dạng thức tiến bộ hay tiến hoá và dạng thức cách mạng. Dạng thức tiến hoá trước đây là phổ biến trong toàn bộ lịch sử diễnn ra chủ yếu theo kiểu tích luỹ về lượng, tiến bộ từ từ, không nhảy vọt, không đột biến trong sự phát triển. Dạng thức cách mạng diễn ra với những đột biến, nhảy vọt, đi kèm với các phát minh lớn, làm đảo lộn các lĩnh vực đó về hướng phát triển hay về quy mô, nhịp độ và tốc độ phát triển.
Trong lịch sử thời kỳ trước cách mạng khoa học và công nghệ, khoa học thường đi sau kỹ thuật, công nghệ và sản xuất. Thời gian các phát minh được áp dụng vào sản xuất thường rất dài, có khi hàng trăm năm. Mặt khác, sự gắn kết giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất chỉ ở mức độ nhất định, chưa chặt chẽ, chưa thống nhất; sự độc lập, tách biệt, cách xa nhau còn phổ biến. Các phát minh khoa học không trực tiếp tạo nên các phương tiện công nghệ mới xuất hiện và các phát minh công nghệ cũng không trực tiếp xuất phát t các phát minh khoa học mới ra đời. Các hình thức tiến hoá và cách mạng trong từng lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ đan xen nhau nhưng tách rời nhau.
Vào thế k XVIII - XIX, khoảng cách thời gian từ phát minh khoa học, kỹ thuật tới lúc vận dụng chúng vào sản xuất và đời sống đã bắt đầu dần dần được rút ngắn, tình trạng tiến bộ khoa học đi sau kỹ thuật, sản xuất dần dần bị xóa bỏ. Các cuộc cách mạng trong khoa học, trong kỹ thuật bắt đầu xuất hiện gắn liền với nhau, đồng thời và đồng bộ cùng nhau. Đó chính là một trong những bước tiến quan trọng cho sự thống nhất của cách mạng trong khoa học, trong kỹ thuật và trong công nghệ thành cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, còn được gọi là cách mạng kỹ thuật mới. Có hai loại quan niệm về thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Quan điểm thứ nhất cho rằng các phát minh vĩ đại trong vật lý học và hoá học cuối thế k XIX - đầu thế k XX, đã được V.I. Lênin phân tích và tổng kết trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” cùng với một số phát minh khác sau đó như thuyết tương đối hẹp (1906) là sự bắt đầu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và kéo dài cho đến hiện nay. Quan điểm khác được đại đa số các nhà nghiên cứu đồng tình, xem cách mạng khoa học và công nghệ bắt đầu t giữa thế kỷ XX (ho c sau Chiến tranh thế giới II) với các phát minh trong lĩnh vực điều khiển học, tin học, di truyền học gen, vũ trụ, máy tính, vô tuyến rađiô, du hành vũ trụ, v.v..
Đại đa số các nhà nghiên cứu cũng thống nhất rằng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, ít nhất gồm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất tính từ khi bắt đầu cho đến hết thập k 70 của thế kỷ XX, thuòng được gọi là cách mạng khoa học và kỹ thuật hay cách mạng khoa học - kỹ thuật. Giai đoạn hai tính từ thập niên 80 của thế k XX cho đến nay được gọi là cách mạng khoa học và công nghệ hay cách mạng khoa học - công nghệ. Tính chất phức tạp, đa dạng của tiến trình cách mạng khoa học và công nghệ như vậy đã khiến cho có tác giả gọi toàn bộ tiến trình cách mạng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ t đầu thế kỷ XX đến nay là cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Một số học giả, thậm chí có cả quốc gia chỉ gọi tên tiến trình này là cách mạng khoa học - kỹ thuật gồm hai giai đoạn là I và II chứ không gọi là cách mạng khoa học và công nghệ như nhiều quốc gia khác. Việt Nam, những năm 60 và 70 của thế kỷ XX trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước thuật ngữ cách mạng khoa học và kỹ thuật, cách mạng khoa học - kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, sang cuối thập kỷ 80 đến nay thuật ngữ cách mạng khoa học và công nghệ được sử dụng phổ biến.
-------
Nguồn: Giáo trình Triết học (Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ), Hà Nội : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022.
Giáo trình Triết học (Dùng cho khối không chuyên ngành triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ) bao gồm 4 chương:
Chương I: Khái luận về triết học
Chương II: Triết học Mác - Lênin
Chương III: Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học
Chương IV: Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội
TRIẾT HỌC+
triethoc.info - Blog chuyên ngành triết học
Đánh giá bài viết?