Lê Ngọc Hùng- Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam
Lê Ngọc Hùng- Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam
Trong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
Sai lầm và rủi ro khoa học thuộc mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học phương Tây trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Do vậy, vấn đề này được các nhà triết học, các nhà khoa học luận và các nhà xã hội học rất quan tâm nghiên cứu. Phán xét các sai lầm trong khoa học như thế nào? Phán xét chúng từ góc độ nào và có thể ứng xử với chúng như thế nào? Vấn đề này được giải quyết như thế nào trong triết học và khoa học phương Tây và ở Việt Nam? Bài viết này muốn thử trả lời một số câu hỏi thuộc loại như vậy.
Đánh giá bài viết?