Phạm Xuân Nam - Quan niệm của chủ nghĩa Mác về xã hội dân sự trong chế độ dân chủ và những tư tưởng gần gũi của Hồ Chí Minh

Phạm Xuân Nam
Quan niệm của chủ nghĩa Mác về xã hội dân sự trong chế độ dân chủ và những tư tưởng gần gũi của Hồ Chí Minh


Trong bài viết này, tác giả đã phân tích nhằm làm rõ quan quan điểm của chủ nghĩa Mác về xã hội dân sự, đặc biệt là tư tưởng của Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ và Nhà nước dân chủ kiểu mới gắn với mọi công việc của người dân trong xã hội. Trên cơ sở phân tích các quan điểm về xã hội dân sự, tác giả đã rút ra 4 nhận định cơ bản; trong đó có ý kiến đề nghị Đảng và Nhà nước cần thừa nhận, tạo điều kiện và chăm lo cho sự phát triển của xã hội dân sự theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vững chắc, bảo đảm cho sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Xã hội dân sự (societas civilis trong tiếng Latinh, civil society trong tiếng Anh, zivil Gesellschaft trong tiếng Đức, hay société civile trong tiếng Pháp) vừa là một đề tài đã được bàn tới từ hàng ngàn năm trước, vừa rất thời sự khi nó được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu và thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn quốc tế từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay. Ở nước ta, trong thời kỳ trước đổi mới, việc nghiên cứu xã hội dân sự – có tài liệu dịch là xã hội công dân – hầu như không được đặt ra. Nhưng từ hơn 20 năm nay, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thì vấn đề xã hội dân sự ngày càng thu hút sự quan tâm của không ít nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn trong nước. Bài viết này không có tham vọng đề cập đến tất cả các khía cạnh cực kỳ phong phú của đề tài xã hội dân sự, mà chỉ tập trung giới thiệu quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về xã hội dân sự trong chế độ dân chủ và những tư tưởng gần gũi của Hồ Chí Minh, có đối chiếu so sánh với quan niệm của một số nhà triết học khác; qua đó, góp phần chứng minh sự cần thiết phải xây dựng và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?