Chủ nghĩa Nhân Vị
Cùng với Chủ nghĩa Thực Dụng và Chủ nghĩa Tân Hiện Thực, Chủ nghĩa Nhân Vị (Peronalism) là hệ thống triết lý có nguồn gốc xuất phát từ Hoa Kỳ. Xem nhân vị là chiếc chìa khoá mở cánh cửa thực tại, Chủ nghĩa Nhân Vị có thể được định nghĩa như là một triết lý nhìn nhận con người như những thực thể có giá trị tự thân, vô hạn và tối hậu. Ngoài nhân vị chẳng còn thực tại hay giá trị nào cả. Bản thân vũ trụ cũng phải được hiểu theo khía cạnh ấy, theo giá trị và bản chất của nhân vị. Phi nhân vị, tinh thần tự nó chẳng thể tồn tại, cho dù nó là tinh thần của cá nhân hay Tinh Thần Vũ Trụ (Thượng Đế ). Mặc dù có quan điểm gần như vô thần như thế, hầu hết các triết gia Nhân Vị đều đặt niềm tin vào Thượng Đế như một Nhân Vị Tối Cao.
Trong số các triết gia Nhân Vị hàng đầu tại Hoa Kỳ, Borden Parker Bowne H. Howison là hai thành viên sáng lập ra trường phái này; Albert Cornelisu Knudson và Edgar Sheffield Brightman là hai thành viên cổ xuý tích cực nhất. Tại Châu Âu, triết gia Charles Bernard Renouvier cũng là người theo quan điểm Nhân Vị. Hai trung tâm chính của trường phái Nhân Vị tại Hoa Kỳ là trường Đại học Boston và trường đại học Nam California, nơi xuất bản tạp chí "Người Nhân Vị" (The Personalist).
Triết lý Nhân Vị bao gồm những nét chính yếu như sau:
1. Nhân vị là chìa khoá mở cánh cửa thực tại: Thực tại tối hậu thộc về bản chất của nhân vị. Cá nhân con người là thực tại tối hậu và là một nhân vị; những thực thể khác cũng thế, kể cả vũ trụ và Thượng Đế. Vượt qua ngoài nhân vị, mọi việc đều phi lý và vô nghĩa. Ý nghĩa chỉ quan trọng đối với con người, giá trị chỉ đáng kể đối với con người, hiện hữu chỉ có ý nghĩa đối với con người; cái đẹp chỉ thoả mãn mỹ cảm đối với con người; đạo đức chỉ để tôn vinh phẩm cách của con người. Tương tự, Thượng Đế chỉ thực sự có ý nghĩa trong phạm vi nhân vị; mọi ý tưởng, mục đích và toàn bộ sự vật trên thế giới này cũng thế mà thôi.
2. Mọi giá trị chỉ tồn tại trong con người và chỉ dành cho con người: Ngoài nhân vị, không có giá trị nào cả. Chỉ vì con người là những tạo vật biết phân định những sự vật khác, họ ấn định giá trị cho mọi vật. Mọi giá trị đều vô nghĩa nếu chúng không thuộc về con người. Nếu con người không tồn tại trên thế giới này, các giá trị cũng tiêu biến bởi vì chỉ có con người mới quy kết giá trị cho vạn vât. Tuy nhiên, trước khi con người hiện diện trên quả đất này, chính Thượng Đế, Nhân Vị Tối Thượng (Suprme Person), đã sáng tạo và vun đắp giá trị cho vạn vật.
Để biên minh cho quan điểm này, các triết gia Nhân Vị yêu cầu chúng ta tự đặt mình vào vị trí Thượng Đế, Đấng sáng tạo ra hai thế giới: thế giới xấu xa, độc ác, tội lỗi và thế giới tươi đẹp, thiện lương, tốt lành. Liệu rằng có sự khác biệt thực sự nào giữa hai thế giới ấy, nếu như không có sự tồn tại của tạo vật có trí tuệ và biết phân định như con người? Ngoài Thượng Đế, Nhân Vị Tối Thượng, siêu việt bên trên mọi suy lường và phân biệt, chỉ có con người mới có đủ trí tuệ để xác lập và gìn giữ giá trị cho muôn loài vật.
3. Nhân phẩm là giá trị thực chất, vô hạn và tối hậu: Mỗi cá nhân đều có nhân phẩm, là giá trị thực chất, vô hạn và tối hậu. Các sự vật phi nhân vị cũng có gía trị thực chất, giá trị sử dụng hay giá trị trao đổi, nhưng chúng không có giá trị thực chất vô hạn (infintive tintrinsic value). Chỉ có con người mới vượt lên trên mọi giá trị. Nếu có loại cân dành để đo lường giá trị và đặt một con người lên điã cân, không có cái gì, thậm chí là toàn bộ tài sản của cõi trần thế gian này, có thể quân bình cán cân, trừ phi đặt con người khác lên đĩa cân còn lại. Và bởi vì giá trị của mỗi con người là vô hạn, đặt một hay một ngàn con người lên đĩa cân còn lại cũng chỉ khiến cán cân quân bình như nhau. Dẫu có nhân lên hàng ngàn lần, vô hạn cũng chỉ là (chỉ bằng) vô hạn. Vì thế, không có gì trên đời này có giá trị đủ đổi lấy một con người.
4. Vũ trụ hoà hợp với các giá trị nhân bản: Giả định rằng Nền Tảng Thế Giới (World- Ground) là một Tinh Thần Vũ Trụ (Cosmic Mind) hay Nhân Vị Tối Thượng, rằng mọi giá trị đều tồn tại trong con người và chỉ dành cho con người mà thôi, thế giới này tất phải hoà hợp với các giá trị nhân bản. Lập luận ngược lại, giả định rằng thế giới này hoà hợp với các giá trị nhân bản, ắt phải có sự tồn tại một Nhân vị Tối Thượng. Giả định này là điều kiện hình thành nên giả định kia. Con đường hướng con người đến mục đích hoàn thiện chỉ có thể đạt được dựa trên tiền đề cho rằng có sự tồn tại của các giá trị nhân bản và thế giới này vận hành hoà hợp với các giá trị ấy. Nói cách khác, đời sống đức độ phải là đời sống phù hợp với quy luật của vũ trụ
5. Cá thể tính của thực tại (the Individuality of Reality): Các triết gia Nhân Vị đồng tình với quan niệm Tân Hiện Thực khi cho rằng, xét đến cùng, thế giới này bao gồm những thực thể riêng biệt. Đối với con người lẫn sự vật, sự thực hữu chỉ tồn tại ở mức cá thể; mọi hình thức phổ quát hoá đều là giả lập. Theo đó, thực sự không hề có cái được gọi là "toàn thể nhân loại", chỉ tồn tại những cá nhân con người mà thôi.
6. Thực tại năng động: Không phải là một thể ù lì và trì trệ, thực tại tối hậu có bản chất năng động và tích cực, giống như cơ cấu hoạt động của nguyên tử vậy. Thế giới này vốn là môi trường tạo tác của Thượng Đế Toàn Năng.
7. Hiện tượng tính của vật chất (the Phenemenality of Matter): không phải là thực tại tối hậu (chân xác về mặt bản thể), vật chất chỉ là hiện tượng, là hình thức biểu hiện bên ngoài của thực tại. Vật chất là dữ kiện mang đến ấn tượng cảm quan, không thực sự bộc lộ được bản chất tối hậu của đối tượng tri giác.
8. Nguyên lý nhân quả (Causality): Các triết gia Nhân Vị đặt niềm tin vào tính xác thực của quan hệ nhân quả. Theo họ, nguyên lý nhân quả không chỉ tồn tại trong tâm trí con người, nó còn là động lực thực sự hiện hữu và vận hành trong thế giới tự nhiên, không phụ thuộc vao tư tưỏng và ước muốn của công nghiệp.
9. Tính thống nhất của thế giới (the Unity of the World) và Nhân Vị Tối Thượng: Mặc dù thế giới được cấu thành bởi những cá thể riêng biệt, các cá thể vẫn liên kết với nhau nhờ có chung Nền Tảng thế giới hay Nhân Vị Tối Thượng. Nhân vị là thực thể duy nhất có khả năng kết hợp muôn vàn dị biệt vào một khối thống nhất. Là "một thể đồng nhất đa sắc thái" (unitas multiplex- thuật ngữ do William Sten đề xuất), mỗi nhân vị có nhiều hình thái nhưng chỉ có một thể duy nhất - mặc dù hình thái có thay đổi nhưng bản thể vẫn thường hằng và đồng nhất .
William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịch Tư tưởng các triết gia vĩ đại - NXB TP.HCM
----------------------------
#triethocmac #triethocphuongtay #triethocphuongdong #triethochiensinh #triethochiendai #triethocphuongtayhiendai #triết học Mác #Chủ nghĩa Mác #Triết học là gì? #triết học #BepPhuong #BếpPhượng #Bếp Phượng #bepphuong.com #BanhmiPhuong #BánhmìPhượng #Bánh mì Phượng #BanhmiPhuong’s #BánhmìPhượng’s #Bánh mì Phượng’s #hongphuongstore #HồngPhượngStore #Hồng Phượng Store #hongphuong.net #cadamtuongxunghe #cadamtuongxunghe.com #CàdầmtươngxứNghệ #Cà dầm tương xứ Nghệ #cadamtuong #Càdầmtương #Cà dầm tương #cadamtuongbepphuong #cadamtuonghongphuongstore #caphaodamtuong #Càpháodầmtương #caphaotrangdamtuong #bancadamtuong #Báncàdầmtương #Hanoi #HàNội #tạiHàNội #Goodstorevn #GoodStore.vn #GoodStore gasachmethuy #Gà sạch mẹ Thủy #GàsạchmẹThủy #chohuyen #Chợ Huyện #ChợHuyện #hangxinhgiagoc #Hàng xinh giá gốc #Hàngxinhgiágốc #phuong #thucphamsach #triethoc #tapchiviet #myphamnga #myphamngacaocap #HongPhuong #BanhDaNem #banhDaNemHaTinh #VoRam #VoRamHaTinh #Bánhđanem #BánhđanemHàTĩnh #vỏramHàTĩnh #BánbuônbánhđanemHàTĩnh #ĐạilýbánhđanemHàTĩnh @BánhđanemPhượng #tinhbotnghe #tinhbotnghehongphuong #Tinhbotnghebepphuong #Tinhbotnghehongphuongstore #tinhbotnghenguyenchat #tinhbotnghehanoi #tinhbotnghephuong #cafeNha #CàfeNha #ChoHaTinh #Ănsáng #ansang #Thựcphẩmsạch #thucphamsach #myphamnga #myphamngaxachtay #myphamngacaocap #uytin #chatluong #triethoc #triethocplus #triethocinfo #triethocnet #tapchiviet #tapchivietorg #tapchiviet.org #xuatbanquocte
Đánh giá bài viết?