Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình
Phó TS Nguyễn Văn Huyên
Tạp chí Triết học
Thực tiễn xây dựng CNXH trên quy mô hệ thống ngày càng bế tắc đã thức tỉnh cơn mê suốt nửa thế kỷ của triết học macxit và lên tiếng kêu gọi đổi mới.
Đại hội VI Đảng CSVN (1986) đã đáp ứng lời kêu gọi bức thiết đó, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm nên bước ngoặt lịch sử trong nhận thức cũng như hành động của cách mạng Việt Nam, mở ra hướng mới cho triết học. Hướng mới đó là: Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng bản chất thế giới và hành động trên cơ sở quy luật khách quan.
Đại hội VI Đảng CSVN (1986) đã đáp ứng lời kêu gọi bức thiết đó, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm nên bước ngoặt lịch sử trong nhận thức cũng như hành động của cách mạng Việt Nam, mở ra hướng mới cho triết học. Hướng mới đó là: Nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng bản chất thế giới và hành động trên cơ sở quy luật khách quan.
Triết học đã đột phá vào thành trì quan niệm triết học cũ, thứ triết học hoàn toàn thỏa mãn với cách đi hiện đại: cho rằng, triết học macxit đã tuyệt đối đúng và hoàn thiện, nên nó là khuôn mẫu cho mọi tư duy, mọi cái đã được triết học đó an bài, nên nó cũng là cơ sở bất di bất dịch cho mọi hành động.
Giới triết học Việt Nam đã hướng theo cách nhìn mới, cố gắng phá tan cách xem là sự vật và hiện tượng một cánh xơ cứng, tĩnh tại, siêu hình, một chiều, nhìn thế giới (tự nhiên - xã hội - tư duy con người) một cách uyển chuyển và sinh động cho sát hợp với bản nhất và sự vận động biện chứng của nó.
Từ đó, các nhà triết học đã nhận thức lại bản thân triết học Mác - Lênin nhằm tìm ra cái đúng, cái phù hợp và cái không còn phù hợp, khả năng và triển vọng của học thuyết đó đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Nhiều công trình đã nghiên cứu lại mô hình CNXH và lý thuyết xây dựng CNXH, xác định lại sự vận dụng lý thuyết macxít vào thực tiễn, tìm ra nguyên nhân trì trệ và bế tắc của sự nghiệp cải tạo xã hội, khắc phục chủ nghĩa giáo điều và tính năng với chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan trong xây dựng xã hội mới XHCN.
Phải nói rằng, tinh thần triết học mới đã truyền sức sống vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhận thức cũng như hành động, lý luận cũng như thực tiễn, nghiên cứu, giảng dạy cũng như học tập. Chỉ 5 năm đổi mới, triết học Việt Nam đã tạo ra một không khí tinh thần mới, đặc biệt là một văn hóa triết học mới vượt hẳn về chất so với nửa thế kỷ triết học vừa qua của chúng ta. Thành quả đó đã góp phần cùng với các lĩnh vực khoa học khác kiến tạo nên một hệ thống quan điểm mới cho cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển kinh tế đã được Đại hội VII Đảng CSVN (1991) thông qua.
Tuy nhiên, so với đòi hỏi nghiêm khắc của cuộc sống, cụ thể là thực trạng xã hội ta hiện nay, thành quả đó mới chỉ là bước đầu, chỉ mới tạo bước ngoặt về phương hướng và tiền đề lý luận cho cách mạng Việt Nam.
Quá trình đổi mới, sau khi vạch ra những hạn chế về mặt lịch sử của triết học macxít, sự hiểu biết nông cạn và sai lệch của chúng ta về học thuyết đó, phê phán mô hình CNXH khô cứng, lệch lạc và giản đơn do ta dựng lên với cách tiếp cận ấu trĩ tới mô hình lý tưởng, chúng ta đã khẳng định hạt nhân đúng đắn của phép biện chứng, thế giới quan và phương pháp luận của triết học macxit, chúng ta khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào cóthể thay thế, nó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động cách mạng của chúng ta. Điều có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc là chúng ta đã chọn được mục tiêu lý tưởng duy nhất đúng - con đường XHCN. Đó là con đường phù hợp với lý tưởng cao qúy nhất của con người. Dù hiện nay kẻ thù đang tìm mọi cách tiêu diệt, nhân dân ta quyết tâm thực hiện nó. Nhưng để thực hiện CNXH, chúng ta không thể làm theo lòng mong muốn mà phải trên cơ sở khoa học. Hoàn thiện lý luận về mục tiêu lý tưởng và lý luận cho việc thực hiện mục tiêu đó hiện đang là nhiệm vụ hóc búa và nặng nề mà triết học phải tập trung giải quyết.
Như chúng ta thấy, giữa mục tiêu lý tưởng và hiện thực, giữa lý thuyết và thực tiễn xây dựng CNXH còn là một khoảng cách rất xa và nhiều chỗ trống chưa được luận giải đầy đủ.
CNXH là gì? Nội dung của nó mới chỉ được nêu lên bằng những nét đặc trưng, đi tới CNXH như thế nào? Đối với chúng ta không chỉ mới là những tìm tòi và thử nghiệm. Khả năng thực hiện CNXH còn rất nhiều khó khăn và bao nhiêu vấn đề mà không phải ai cũng đã hoàn toàn tin tưởng, nhất là trong tình trạng đổ vỡ hiện nay. Những vấn đề như tính tất yếu của CNXH trong tiến trình lịch sử, tính ưu việt và mức sống của nó liệu đã được chứng minh cận kẽ? Vấn đề công hữu nguyên tắc có bản chất của CNXH với vấn đề động lực bên trong của sự phát triển xã hội. Vấn đề sở hữu tập thể và cơ chế thị trường thống nhất với nhau ra sao? Vấn đề con người xã hội và con người tự nhiên, cá nhân với cộng đồng, những khả năng của con người. Vấn đề cơ chế xã hội mới và sự chuyển dịch các hệ chuẩn giá trị… có biết bao vấn đề cần bàn mà chỉ giải quyết được chúng về lý luận mới xây dựng được xã hội trên thực tế. Nhưng hình như triết học còn nhiều chỗ mới chấp nhận chứ chưa lý giải một cách khoa học triệt để và thuyết phục. Có thể nói, chúng ta mới chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề bộ phận, những khía cạnh hoặc cao hơn là hệ vấn đề mà còn ít đi vào bản chất của hệ thống.
Hạn chế căn bản nhất trong nghiên cứu triết học của ta hiện nay vẫn là ở chỗ, hoặc là chưa đủ sức, hoặc là chưa thật sự dám đi thẳng vào bản chất sâu xa nhất của đời sống hiện thực, đặt mới, thậm chí đặt ngược lại những vấn đề tưởng đã “an bài", những vấn đề do khoa học hiện đại khám phá, chưa giám mở ra cách tiếp cận mới đối với những vấn đề thời đại để tìm ra thực chất của chúng, tạo bước chuyển lớn hơn trên có phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Ở đây tư duy tiểu nông, tư duy kinh nghiệm và nhất là tư duy phương Đông chuyên chế - loại tư duy định hình cái chính thống, kéo níu những thiên kiến và những ký ức về cái đã qua (V.I.Lênin), do dự trước đã khác thường, mới lạ - có lẽ vẫn là một trong những cái hạn chế tư duy biện chứng phóng khoáng.
Nhìn xu thế phát triển thời đại với những khả năng mới do khoa học hiện đại khám phá, có lúc chúng ta muốn mở ra những cách tiếp cận táo bạo hơn trong triết học. Nhưng sự thử nghiệm lý luận không phải là việc giản đơn. Cho nên sự chờ đợi chỉ đạo từ bên trên, tư tưởng cầm chừng và vô thưởng vô phạt thể hiện không ít trong nghiên cứu triết học. Nhiều vấn đề của các lĩnh vực triết học thế giới các thời đại, các chính thể xã hội khác nhau bị đối xử chưa thoả đáng: Chỉ đóng khung trong triết học Mác – Lênin, ít quan tâm đến các nền và các trường phái triết học khác như triết học phương Đông và triết học dân tộc, đối với triết học phương Tây thì chỉ có phê phán. Những vấn đề triết học toàn cầu có tính nhân loại như sự xích lại giữa các nền văn hóa dường như đang làm ta sợ liên lụy. Những hiện tượng về tự nhiên, con người, các khả năng phát triển xã hội hết sức mới lạ đối với tư duy truyền thống... đang bị chúng ta né tránh!
Tình trạng kể trên làm cho bản thân triết học vốn phong phú trở nên nghèo nàn, đơn điệu, dù đã một bước đổi mới, vẫn cực đoan, biệt phái. Tính tiên phong dẫn đường nhường chỗ cho sự chờ đợi diễn biến thực tiễn. Sự chờ đợi và "tự kiểm duyệt” cho phù hợp với cái chính thống kìm hãm tính năng động sáng tạo của triết học và làm cho ở ta không thể có những khám phá đáng kể trong triết học, chưa có những đóng góp quyết định cho sự hoạch định đường lối của Đảng và Nhà nước, chưa tạo bộ mặt riêng của triết học Việt Nam để nó có sức nặng đối với niềm tin và thực tiễn.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phải xác định đổi mới không phải là chuyển cái cũ sang cái mới, mà là cái sai sang cái đúng. Có nghĩa, đổi mới triết học là làm cho triết học thực sự là chính mình.
Trước sự tan rã của hệ thống XHCN, một câu hỏi có tính phổ biến đặt ra không chỉ từ những người ngoại giao mà cả những nhà lý luận macxit là: Hiện nay triết học còn làm được gì? Câu hỏi đó thực chất cũng là câu trả lời: triết học = chính trị, xã hội bế tắc, triết học cũng bế tắc. Sự thực, đó là sự mơ hồ về bản chất, tìm ra quy luật chung nhất của thế giới. Một mặt nó phản ánh bản chất, tìm ra quy luật tồn tại, vận động và phát triển của thế giới. Mặt quan trọng hơn, nó nắm lấy quy luật vận động và phát triển của thế giới để cải tạo thế giới, xây dựng thế giới mới theo mục đích chân chính của con người.
Như vậy triết học vừa phụ thuộc, lại vừa độc lập với thế giới khách quan. Nó xây dựng trên hệ thống quan điểm chung về thế giới, trong đó quan trọng nhất là hệ thống lý thuyết về xã hội. Triết học khoa học là tìm ra đúng quy luật vận động của xã hội, vạch ra con đường đúng cho xã hội đi lên.
Xã hội bế tắc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bế tắc hướng đi là sai lầm chủ quan: chính trị và khoa học chưa kết hợp được với nhau để xác định đúng đường lối. Ngay trong trường hợp này cũng không thể nhầm lẫn đó là bế tắc của bản thân triết học, mà là của quan điểm triết học. Chính tình thế đó đặt ra cho triết học những vấn đề sâu sắc, nóng bỏng và hấp dẫn nhất vì nó phải giải quyết những vấn đề bức bách và trọng đại: phải vượt qua bế tắc xã hội. Muốn vậy triết học phải phát huy cao độ tính năng động sáng tạo và khám phá. Nhiệm vụ của triết học lúc đó là phải xác đinh lại bản chất xã hội, vạch ra hướng phát triển xã hội đúng với tất yếu khách quan. Vai trò của triết học lúc đó càng to lớn, nó quyết dinh sợ tháo gỡ bế tắc, tạo ra động lực phát triển xã hội.
Triết học của ta hiện nay đang trong tình huống tương tự phải phát huy tòan bộ tính năng động sáng tạo của mình nhưng không phải chỉ để giải tỏa bế tắc, mà để giải tỏa tiềm năng triết học nhằm giải phóng toàn bộ tiềm năng xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ đó phải là vấn đề tổng hợp của tất cả các yếu tố, các điều kiện khách quan và chủ quan. Nhưng từ những tồn tạii đã phân tích ở trên, ta thấy yếu tố quyết định sự giải phóng tiềm năng triết học trước hết là yếu tố tinh thần và những điều kiện bên trong của triết học.
Chỉ có thế giải phóng tiềm năng triết học khi quan niệm đúng bản thân triết họ, xác định đúng chức năng và nhiệm vụ của nó trong xã hội. Phải sử dụng triết học như một tổng trí thức toàn diện và tiên tiến nhất của loài người với tư cách thế giới quan, phương pháp luận làm chức năng khám phá thế giới, mà thế giới quan, phương pháp luận và phép biện chứng macxit là công cụ sắc bén nhất. Còn bản thân triết học phải hoạt động như một khoa học thực thụ giải thích và cải tạo thế giới trên cơ sở bản chất, tồn tại và vận động của nó.
Việc thuyết minh những luận điểm chính trị không thể là sự phụ họa vô căn cứ (làm như vậy lợi ít hại nhiều) mà phải làm rõ cơ sở khoa học của chúng. Lý luận không thể đi sau mà luôn bên cạnh thực tiễn dễ trả lời đúng những vấn đề thựa tiễn đặt ra, luận giải toàn bộ hệ thống vấn đề mà giữa lý luận và thực tiễn đang mắc míu.
Chứng minh CNXH như là quy luật tất yếu của lịch sử tự nhiên thực chất là chứng minh tính đúng đắn của Mác-Lênin, bảo vệ CNXH một cách vững chắc nhất, thuyết phục nhất. Học thuyết Mác - Lênin có sinh khí hay không, có đánh bại được những học thuyết đối lập hay không. Có sức cuốn hút loài người hay không, không thể bằng những lời tuyên bố của uy quyền, cũng không thể lảng tránh hay bào chữa những vấn đề đang mắc míu, mà phải xông vào những mắc míu để tháo gỡ và chứng minh cho được cái tất yếu của nó. Đó chính là sự nhìn thẳng vào sự thật và tôn trọng quy luật khách quan. Và cũng chỉ có thể phát triển triết học macxit bằng cách đó.
Điều quan trọng hơn của triết học là nó không chỉ luận giải, chứng minh thực tại mà bằng biện chứng phát triển, nó phát hiện, đề xuất những vấn đề mới, vạch ra những khả năng, dự báo những thuận lợi và trở ngại, vạch hướng tối ưu cho tương lai loài người.
Sự né tránh hay sự "tự kiểm duyệt" sẽ là hố sâu không thể vượt qua trong việc giải phóng tiềm năng, thực hiện sứ mệnh của triết học. Đối với khoa học, sự thật vẫn phải là sự thật dù cay đắng. Bất kỳ ai dù là người lãnh đạo hay người thực hiện, đã là vì tiến bộ xã hội đều phải chấp nhận nguyên tắc đó: với tất cả tấm lòng trong sáng, táo bạo tìm tòi, dũng cảm bảo vệ cái đúng để đưa xã hội đi lên theo con đường ngắn nhất, ít trả giá nhất.
Có nghĩa, yêu cầu trên được giải quyết khi có tự do sáng tạo khoa học. Tất nhiên không phải cứ có tự do sáng tạo là lập tức có ngay những khám phá. Nhưng những khám phá chỉ có được trong tự do sáng tạo. Kết quả qúa trình dân chủ hóa đời sống xã hội của Đảng ta đã cho thấy điều đó. Ở đây có mối quan hệ rất tế nhị giữa khoa học và chính trị. Khoa học có quy luật khách quan nội tại của nó. Chính trị tiến bộ cũng phản ánh quy luật khách quan, nhưng nhiều khi còn là nghệ thuật chủ quan thực hiện mục đính xã hội. Do vậy, không phải lúc nào khoa học và chính trị cũng hàm chứa hết nội dung của nhau. Chính tri chỉ thành công khi biết dựa vào khoa học, tức vận dụng quy luật khách quan. Nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt khoa học thuần túy của triết học thì trong xã hội, điều đó là không hiện thực. Bởi triết học cuối cùng là vì con người, chân lý triết học do vậy, nói đến cùng là chân lý nhân bản. Để phát triển xã hội, triết học phải khám phá hiện thực dù những khám phá có trái với ý muốn chủ quan, nghĩa là nó cần tự do sáng tạo. Nhưng mặt khác, tự do sáng tạo của triết học lại là tự do trong vùng chân lý nhân bản.
Sáng tạo không chỉ phụ thuộc vào không khí tự do, lòng dũng cảm, tinh thần táo bạo, không thể là “sự hăng say của lý tính" mà phải là “lý tính của sự hăng say”. Sự hăng say của lý tính sẽ không khỏi lúng túng trước những diễn biến phức tạp của thực tiễn. Lý tính của sự hăng say đã có được khi mà phục trình độ thấp kém của bản thân mỗi nhà triết học, nghiên cứu lại và tiếp thu thật sâu sắc triết học Mác – Lênin, nắm chắc phương pháp phát triển biện chứng học thuyết triết học qua việc đúc kết toàn bộ diễn biến thực tiễn của Mác, Ăngghen, Lênin, xây dựng một hệ thống triết học có sự bổ sung, đổi mới về tri thức, khái niệm, phạm trù… và tạo ra những tiến bộ trong triết học.
Chỉ số tiến bộ của triết học thể hiện căn bản ở tiến bộ tư duy triết học. Nói đổi mới triết học mà chỉ đổi mới các vấn đề và hệ vấn đề thì hiệu quả cũng chỉ làm thay đổi kết cấu chứ không thể chuyển biến hệ thống về chất. Thay đổi về chất trong tiến bộ loài người chính là tiến bộ về trí tuệ - từ cấp độ trí tuệ thấp lên cấp độ cao hơn. Mỗi cấp độ trí tuệ đó thể hiện một cách tư duy mới tiến bộ hơn. Tư duy mới là yếu tố xã hội cấp bách đối với tiến bộ loài người.
Tư duy triết học phải vận động giữa hai cực: Một cực nó gắn với cuộc sống hiện tại, cực kia vượt ra ngoài giới hạn của thực tại đó vạch ra những "đề án" đặc biệt của các cơ cấu xã hội và thế giới tinh thần, làm cơ sở cho sự phát triển tương lai của văn hóa. Theo nghĩa đó triết học vừa như thực chất của văn hóa hiện có, đồng thời như là hạt nhân ý nghĩa của văn hóa tương lai, một khoa học đặc biệt và "những thế giới có thể có của con người". Bỏ đi mặt nào trong hai khả năng ấy đều dẫn triết học tới suy đồi hoặc sự rèn luyện lý luận rỗng tuếch tách rời cuộc sống, hoặc thành một hệ thống huyền thoại biện hộ cho hiện thực không có khả năng phê phán.
Chỉ có những bước tiến tư duy khi xem triết học như một hệ thống mở vô tận, phát triển theo từng bước đi lên không ngừng của sự chuyển chất trí tuệ nhân loại, không biến nó từ cái vốn là vô hạn thành cái hữu hạn, phá vỡ khuôn mẫu, cái màng bọc “chính thống”, phê phán, gạn lọc và trên cơ sở chính thống mà đón nhận những nhân tố mới, những chất trí tuệ mới với phương pháp tiếp cận mới.
Tiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người.
Nguồn:Tạp chí Triết học
Giới triết học Việt Nam đã hướng theo cách nhìn mới, cố gắng phá tan cách xem là sự vật và hiện tượng một cánh xơ cứng, tĩnh tại, siêu hình, một chiều, nhìn thế giới (tự nhiên - xã hội - tư duy con người) một cách uyển chuyển và sinh động cho sát hợp với bản nhất và sự vận động biện chứng của nó.
Từ đó, các nhà triết học đã nhận thức lại bản thân triết học Mác - Lênin nhằm tìm ra cái đúng, cái phù hợp và cái không còn phù hợp, khả năng và triển vọng của học thuyết đó đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Nhiều công trình đã nghiên cứu lại mô hình CNXH và lý thuyết xây dựng CNXH, xác định lại sự vận dụng lý thuyết macxít vào thực tiễn, tìm ra nguyên nhân trì trệ và bế tắc của sự nghiệp cải tạo xã hội, khắc phục chủ nghĩa giáo điều và tính năng với chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan trong xây dựng xã hội mới XHCN.
Phải nói rằng, tinh thần triết học mới đã truyền sức sống vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhận thức cũng như hành động, lý luận cũng như thực tiễn, nghiên cứu, giảng dạy cũng như học tập. Chỉ 5 năm đổi mới, triết học Việt Nam đã tạo ra một không khí tinh thần mới, đặc biệt là một văn hóa triết học mới vượt hẳn về chất so với nửa thế kỷ triết học vừa qua của chúng ta. Thành quả đó đã góp phần cùng với các lĩnh vực khoa học khác kiến tạo nên một hệ thống quan điểm mới cho cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển kinh tế đã được Đại hội VII Đảng CSVN (1991) thông qua.
Tuy nhiên, so với đòi hỏi nghiêm khắc của cuộc sống, cụ thể là thực trạng xã hội ta hiện nay, thành quả đó mới chỉ là bước đầu, chỉ mới tạo bước ngoặt về phương hướng và tiền đề lý luận cho cách mạng Việt Nam.
Quá trình đổi mới, sau khi vạch ra những hạn chế về mặt lịch sử của triết học macxít, sự hiểu biết nông cạn và sai lệch của chúng ta về học thuyết đó, phê phán mô hình CNXH khô cứng, lệch lạc và giản đơn do ta dựng lên với cách tiếp cận ấu trĩ tới mô hình lý tưởng, chúng ta đã khẳng định hạt nhân đúng đắn của phép biện chứng, thế giới quan và phương pháp luận của triết học macxit, chúng ta khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào cóthể thay thế, nó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động cách mạng của chúng ta. Điều có ý nghĩa quyết định vận mệnh dân tộc là chúng ta đã chọn được mục tiêu lý tưởng duy nhất đúng - con đường XHCN. Đó là con đường phù hợp với lý tưởng cao qúy nhất của con người. Dù hiện nay kẻ thù đang tìm mọi cách tiêu diệt, nhân dân ta quyết tâm thực hiện nó. Nhưng để thực hiện CNXH, chúng ta không thể làm theo lòng mong muốn mà phải trên cơ sở khoa học. Hoàn thiện lý luận về mục tiêu lý tưởng và lý luận cho việc thực hiện mục tiêu đó hiện đang là nhiệm vụ hóc búa và nặng nề mà triết học phải tập trung giải quyết.
Như chúng ta thấy, giữa mục tiêu lý tưởng và hiện thực, giữa lý thuyết và thực tiễn xây dựng CNXH còn là một khoảng cách rất xa và nhiều chỗ trống chưa được luận giải đầy đủ.
CNXH là gì? Nội dung của nó mới chỉ được nêu lên bằng những nét đặc trưng, đi tới CNXH như thế nào? Đối với chúng ta không chỉ mới là những tìm tòi và thử nghiệm. Khả năng thực hiện CNXH còn rất nhiều khó khăn và bao nhiêu vấn đề mà không phải ai cũng đã hoàn toàn tin tưởng, nhất là trong tình trạng đổ vỡ hiện nay. Những vấn đề như tính tất yếu của CNXH trong tiến trình lịch sử, tính ưu việt và mức sống của nó liệu đã được chứng minh cận kẽ? Vấn đề công hữu nguyên tắc có bản chất của CNXH với vấn đề động lực bên trong của sự phát triển xã hội. Vấn đề sở hữu tập thể và cơ chế thị trường thống nhất với nhau ra sao? Vấn đề con người xã hội và con người tự nhiên, cá nhân với cộng đồng, những khả năng của con người. Vấn đề cơ chế xã hội mới và sự chuyển dịch các hệ chuẩn giá trị… có biết bao vấn đề cần bàn mà chỉ giải quyết được chúng về lý luận mới xây dựng được xã hội trên thực tế. Nhưng hình như triết học còn nhiều chỗ mới chấp nhận chứ chưa lý giải một cách khoa học triệt để và thuyết phục. Có thể nói, chúng ta mới chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề bộ phận, những khía cạnh hoặc cao hơn là hệ vấn đề mà còn ít đi vào bản chất của hệ thống.
Hạn chế căn bản nhất trong nghiên cứu triết học của ta hiện nay vẫn là ở chỗ, hoặc là chưa đủ sức, hoặc là chưa thật sự dám đi thẳng vào bản chất sâu xa nhất của đời sống hiện thực, đặt mới, thậm chí đặt ngược lại những vấn đề tưởng đã “an bài", những vấn đề do khoa học hiện đại khám phá, chưa giám mở ra cách tiếp cận mới đối với những vấn đề thời đại để tìm ra thực chất của chúng, tạo bước chuyển lớn hơn trên có phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Ở đây tư duy tiểu nông, tư duy kinh nghiệm và nhất là tư duy phương Đông chuyên chế - loại tư duy định hình cái chính thống, kéo níu những thiên kiến và những ký ức về cái đã qua (V.I.Lênin), do dự trước đã khác thường, mới lạ - có lẽ vẫn là một trong những cái hạn chế tư duy biện chứng phóng khoáng.
Nhìn xu thế phát triển thời đại với những khả năng mới do khoa học hiện đại khám phá, có lúc chúng ta muốn mở ra những cách tiếp cận táo bạo hơn trong triết học. Nhưng sự thử nghiệm lý luận không phải là việc giản đơn. Cho nên sự chờ đợi chỉ đạo từ bên trên, tư tưởng cầm chừng và vô thưởng vô phạt thể hiện không ít trong nghiên cứu triết học. Nhiều vấn đề của các lĩnh vực triết học thế giới các thời đại, các chính thể xã hội khác nhau bị đối xử chưa thoả đáng: Chỉ đóng khung trong triết học Mác – Lênin, ít quan tâm đến các nền và các trường phái triết học khác như triết học phương Đông và triết học dân tộc, đối với triết học phương Tây thì chỉ có phê phán. Những vấn đề triết học toàn cầu có tính nhân loại như sự xích lại giữa các nền văn hóa dường như đang làm ta sợ liên lụy. Những hiện tượng về tự nhiên, con người, các khả năng phát triển xã hội hết sức mới lạ đối với tư duy truyền thống... đang bị chúng ta né tránh!
Tình trạng kể trên làm cho bản thân triết học vốn phong phú trở nên nghèo nàn, đơn điệu, dù đã một bước đổi mới, vẫn cực đoan, biệt phái. Tính tiên phong dẫn đường nhường chỗ cho sự chờ đợi diễn biến thực tiễn. Sự chờ đợi và "tự kiểm duyệt” cho phù hợp với cái chính thống kìm hãm tính năng động sáng tạo của triết học và làm cho ở ta không thể có những khám phá đáng kể trong triết học, chưa có những đóng góp quyết định cho sự hoạch định đường lối của Đảng và Nhà nước, chưa tạo bộ mặt riêng của triết học Việt Nam để nó có sức nặng đối với niềm tin và thực tiễn.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phải xác định đổi mới không phải là chuyển cái cũ sang cái mới, mà là cái sai sang cái đúng. Có nghĩa, đổi mới triết học là làm cho triết học thực sự là chính mình.
Trước sự tan rã của hệ thống XHCN, một câu hỏi có tính phổ biến đặt ra không chỉ từ những người ngoại giao mà cả những nhà lý luận macxit là: Hiện nay triết học còn làm được gì? Câu hỏi đó thực chất cũng là câu trả lời: triết học = chính trị, xã hội bế tắc, triết học cũng bế tắc. Sự thực, đó là sự mơ hồ về bản chất, tìm ra quy luật chung nhất của thế giới. Một mặt nó phản ánh bản chất, tìm ra quy luật tồn tại, vận động và phát triển của thế giới. Mặt quan trọng hơn, nó nắm lấy quy luật vận động và phát triển của thế giới để cải tạo thế giới, xây dựng thế giới mới theo mục đích chân chính của con người.
Như vậy triết học vừa phụ thuộc, lại vừa độc lập với thế giới khách quan. Nó xây dựng trên hệ thống quan điểm chung về thế giới, trong đó quan trọng nhất là hệ thống lý thuyết về xã hội. Triết học khoa học là tìm ra đúng quy luật vận động của xã hội, vạch ra con đường đúng cho xã hội đi lên.
Xã hội bế tắc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bế tắc hướng đi là sai lầm chủ quan: chính trị và khoa học chưa kết hợp được với nhau để xác định đúng đường lối. Ngay trong trường hợp này cũng không thể nhầm lẫn đó là bế tắc của bản thân triết học, mà là của quan điểm triết học. Chính tình thế đó đặt ra cho triết học những vấn đề sâu sắc, nóng bỏng và hấp dẫn nhất vì nó phải giải quyết những vấn đề bức bách và trọng đại: phải vượt qua bế tắc xã hội. Muốn vậy triết học phải phát huy cao độ tính năng động sáng tạo và khám phá. Nhiệm vụ của triết học lúc đó là phải xác đinh lại bản chất xã hội, vạch ra hướng phát triển xã hội đúng với tất yếu khách quan. Vai trò của triết học lúc đó càng to lớn, nó quyết dinh sợ tháo gỡ bế tắc, tạo ra động lực phát triển xã hội.
Triết học của ta hiện nay đang trong tình huống tương tự phải phát huy tòan bộ tính năng động sáng tạo của mình nhưng không phải chỉ để giải tỏa bế tắc, mà để giải tỏa tiềm năng triết học nhằm giải phóng toàn bộ tiềm năng xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ đó phải là vấn đề tổng hợp của tất cả các yếu tố, các điều kiện khách quan và chủ quan. Nhưng từ những tồn tạii đã phân tích ở trên, ta thấy yếu tố quyết định sự giải phóng tiềm năng triết học trước hết là yếu tố tinh thần và những điều kiện bên trong của triết học.
Chỉ có thế giải phóng tiềm năng triết học khi quan niệm đúng bản thân triết họ, xác định đúng chức năng và nhiệm vụ của nó trong xã hội. Phải sử dụng triết học như một tổng trí thức toàn diện và tiên tiến nhất của loài người với tư cách thế giới quan, phương pháp luận làm chức năng khám phá thế giới, mà thế giới quan, phương pháp luận và phép biện chứng macxit là công cụ sắc bén nhất. Còn bản thân triết học phải hoạt động như một khoa học thực thụ giải thích và cải tạo thế giới trên cơ sở bản chất, tồn tại và vận động của nó.
Việc thuyết minh những luận điểm chính trị không thể là sự phụ họa vô căn cứ (làm như vậy lợi ít hại nhiều) mà phải làm rõ cơ sở khoa học của chúng. Lý luận không thể đi sau mà luôn bên cạnh thực tiễn dễ trả lời đúng những vấn đề thựa tiễn đặt ra, luận giải toàn bộ hệ thống vấn đề mà giữa lý luận và thực tiễn đang mắc míu.
Chứng minh CNXH như là quy luật tất yếu của lịch sử tự nhiên thực chất là chứng minh tính đúng đắn của Mác-Lênin, bảo vệ CNXH một cách vững chắc nhất, thuyết phục nhất. Học thuyết Mác - Lênin có sinh khí hay không, có đánh bại được những học thuyết đối lập hay không. Có sức cuốn hút loài người hay không, không thể bằng những lời tuyên bố của uy quyền, cũng không thể lảng tránh hay bào chữa những vấn đề đang mắc míu, mà phải xông vào những mắc míu để tháo gỡ và chứng minh cho được cái tất yếu của nó. Đó chính là sự nhìn thẳng vào sự thật và tôn trọng quy luật khách quan. Và cũng chỉ có thể phát triển triết học macxit bằng cách đó.
Điều quan trọng hơn của triết học là nó không chỉ luận giải, chứng minh thực tại mà bằng biện chứng phát triển, nó phát hiện, đề xuất những vấn đề mới, vạch ra những khả năng, dự báo những thuận lợi và trở ngại, vạch hướng tối ưu cho tương lai loài người.
Sự né tránh hay sự "tự kiểm duyệt" sẽ là hố sâu không thể vượt qua trong việc giải phóng tiềm năng, thực hiện sứ mệnh của triết học. Đối với khoa học, sự thật vẫn phải là sự thật dù cay đắng. Bất kỳ ai dù là người lãnh đạo hay người thực hiện, đã là vì tiến bộ xã hội đều phải chấp nhận nguyên tắc đó: với tất cả tấm lòng trong sáng, táo bạo tìm tòi, dũng cảm bảo vệ cái đúng để đưa xã hội đi lên theo con đường ngắn nhất, ít trả giá nhất.
Có nghĩa, yêu cầu trên được giải quyết khi có tự do sáng tạo khoa học. Tất nhiên không phải cứ có tự do sáng tạo là lập tức có ngay những khám phá. Nhưng những khám phá chỉ có được trong tự do sáng tạo. Kết quả qúa trình dân chủ hóa đời sống xã hội của Đảng ta đã cho thấy điều đó. Ở đây có mối quan hệ rất tế nhị giữa khoa học và chính trị. Khoa học có quy luật khách quan nội tại của nó. Chính trị tiến bộ cũng phản ánh quy luật khách quan, nhưng nhiều khi còn là nghệ thuật chủ quan thực hiện mục đính xã hội. Do vậy, không phải lúc nào khoa học và chính trị cũng hàm chứa hết nội dung của nhau. Chính tri chỉ thành công khi biết dựa vào khoa học, tức vận dụng quy luật khách quan. Nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt khoa học thuần túy của triết học thì trong xã hội, điều đó là không hiện thực. Bởi triết học cuối cùng là vì con người, chân lý triết học do vậy, nói đến cùng là chân lý nhân bản. Để phát triển xã hội, triết học phải khám phá hiện thực dù những khám phá có trái với ý muốn chủ quan, nghĩa là nó cần tự do sáng tạo. Nhưng mặt khác, tự do sáng tạo của triết học lại là tự do trong vùng chân lý nhân bản.
Sáng tạo không chỉ phụ thuộc vào không khí tự do, lòng dũng cảm, tinh thần táo bạo, không thể là “sự hăng say của lý tính" mà phải là “lý tính của sự hăng say”. Sự hăng say của lý tính sẽ không khỏi lúng túng trước những diễn biến phức tạp của thực tiễn. Lý tính của sự hăng say đã có được khi mà phục trình độ thấp kém của bản thân mỗi nhà triết học, nghiên cứu lại và tiếp thu thật sâu sắc triết học Mác – Lênin, nắm chắc phương pháp phát triển biện chứng học thuyết triết học qua việc đúc kết toàn bộ diễn biến thực tiễn của Mác, Ăngghen, Lênin, xây dựng một hệ thống triết học có sự bổ sung, đổi mới về tri thức, khái niệm, phạm trù… và tạo ra những tiến bộ trong triết học.
Chỉ số tiến bộ của triết học thể hiện căn bản ở tiến bộ tư duy triết học. Nói đổi mới triết học mà chỉ đổi mới các vấn đề và hệ vấn đề thì hiệu quả cũng chỉ làm thay đổi kết cấu chứ không thể chuyển biến hệ thống về chất. Thay đổi về chất trong tiến bộ loài người chính là tiến bộ về trí tuệ - từ cấp độ trí tuệ thấp lên cấp độ cao hơn. Mỗi cấp độ trí tuệ đó thể hiện một cách tư duy mới tiến bộ hơn. Tư duy mới là yếu tố xã hội cấp bách đối với tiến bộ loài người.
Tư duy triết học phải vận động giữa hai cực: Một cực nó gắn với cuộc sống hiện tại, cực kia vượt ra ngoài giới hạn của thực tại đó vạch ra những "đề án" đặc biệt của các cơ cấu xã hội và thế giới tinh thần, làm cơ sở cho sự phát triển tương lai của văn hóa. Theo nghĩa đó triết học vừa như thực chất của văn hóa hiện có, đồng thời như là hạt nhân ý nghĩa của văn hóa tương lai, một khoa học đặc biệt và "những thế giới có thể có của con người". Bỏ đi mặt nào trong hai khả năng ấy đều dẫn triết học tới suy đồi hoặc sự rèn luyện lý luận rỗng tuếch tách rời cuộc sống, hoặc thành một hệ thống huyền thoại biện hộ cho hiện thực không có khả năng phê phán.
Chỉ có những bước tiến tư duy khi xem triết học như một hệ thống mở vô tận, phát triển theo từng bước đi lên không ngừng của sự chuyển chất trí tuệ nhân loại, không biến nó từ cái vốn là vô hạn thành cái hữu hạn, phá vỡ khuôn mẫu, cái màng bọc “chính thống”, phê phán, gạn lọc và trên cơ sở chính thống mà đón nhận những nhân tố mới, những chất trí tuệ mới với phương pháp tiếp cận mới.
Tiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người.
Nguồn:Tạp chí Triết học
Đánh giá bài viết?