Biện chứng của tự nhiên - Bài tựa cũ của cuốn “Chống Đuyrinh”. Về phép biện chứng
Trong bài tựa này, Ăngghen nêu lên những lý do mà ông phải
viết bài lên báo để phê phán Đuyrinh. Đồng thời, ông cũng nêu lên tình hình
nghiên cứu triết học và các môn khoa học tự nhiên ở Đức lúc bấy giờ và chỉ ra
những vấn đề, những khó khăn mà các nhà khoa học tự nhiên đang gặp phải.
Ăngghen viết: “Song cùng với việc vứt bỏ chủ nghĩa Hêghen, người ta đã quăng
luôn cả phép biện chứng – đúng ngay vào lúc mà người ta không thể không tiếp nhận
tính chất biện chứng của các quá trình tự nhiên, vào lúc mà do đó chỉ có phép
biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý
luận. Kết quả là người ta lại trở thành nạn nhân của chủ nghĩa siêu hình cũ một
cách không cứu vãn được” 11.
Ăngghen đã phân tích để đi đến khẳng định vai trò của phép
biện chứng duy vật như sau: “Chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan
trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem
lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát
triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những
bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu
khác”12.
Theo Ăngghen, muốn giải quyết những mâu thuẫn đã ngày càng
sâu sắc trong khoa học tự nhiên thì các nhà khoa học tự nhiên phải tự giác nắm
lấy phép biện chứng. Ăngghen phê phán chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa kinh
nghiệm vì họ từ bỏ chủ nghĩa duy vật khoa học.
Muốn xoá bỏ được tình trạng đã hình thành trong khoa học tự
nhiên, giải quyết những mâu thuẫn đã chín muồi, các nhà khoa học tự nhiên phải
tự giác nắm vững phép biện chứng, phải trở thành những nhà biện chứng tự giác.
Ăngghen đã kêu gọi những nhà khoa học tự nhiên quay trở lại
với phép biện chứng, ông viết: “Có thể quay trở lại bằng nhiều con đường khác
nhau. Có thể quay trở lại một cách tự phát, bằng cách chỉ dựa vào sức mạnh của
những phát minh của bản thân khoa học tự nhiên, những phát minh không còn muốn
để bị buộc lên cái giường của Prôquýtxtơ của chủ nghĩa siêu hình cũ nữa. Nhưng
đó là một quá trình lâu dài và khó khăn, trong đó cần phải vượt qua rất nhiều sự
va chạm vô ích. Đại bộ phận quá trình ấy đang diễn ra nhất là trong sinh học.
Có thể rút ngắn quá trình ấy đi rất nhiều, nếu các đại biểu của khoa học tự
nhiên lý thuyết muốn tìm hiểu sát hơn nữa triết học biện chứng dưới những hình
thức lịch sử sẵn có của nó”13
Theo Ăngghen, để nắm vững một cách tự giác phép biện chứng,
các nhà khoa học tự nhiên cần nghiên cứu triết học cổ đại Hy Lạp và triết học cổ
điển Đức, mà chủ yếu là triết học của Hêghen. Ăngghen cũng chỉ ra thái độ đúng
đắn của Mác đối với Hêghen để rút ra được hạt nhân hợp lý là phép biện chứng.
Ăngghen viết: “Công lao của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã phục hồi lại
phương pháp biện chứng đã bị bỏ quên, nêu rõ những mối quan hệ và sự khác nhau
của phương pháp đó với phép biện chứng của Hêghen, và đồng thời, trong bộ “Tư bản”,
ông đã áp dụng phương pháp đó vào những sự kiện của một khoa học thực nghiệm
xác định, khoa kinh tế chính trị”14.
Đánh giá bài viết?