Vài nét về chủ nghĩa thực dụng của Peirce

+ Lý luận hoài nghi - niềm tin: Peirce xem xét các phương pháp khác nhau để khắc phục hoài nghi hiện thực, đạt tới niềm tin vững chắc. Phương pháp thứ nhất là phương pháp kiên định, hay cố chấp, tức bảo vệ đến cùng những quan điểm của mình, bỏ ngoài tai mọi phê phán. Phương pháp này đạt được mục tiêu nhanh chóng, nhưng khó áp dụng trong hoạt động, một khi chưa trở thành cái phổ biến. Phương pháp uy quyền - một quyền lực tập trung nào đó thiết lập niềm tin có tính cưỡng chế đối với tất cả, và truy bức những người không đồng chính kiến. 


Mức độ thành công của phương pháp này khá cao, nhưng chưa hẳn đủ sức thuyết phục các lực lượng xã hội khác nhau. Phương pháp thử ba - tiên nghiệm, hình thành nhờ căn cứ trên một nguyên lý trừu tượng nào đó. Hạn chế của phương pháp này là khó tìm ra tiếng nói chung giữa các nhà tư tưởng, không khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan trong cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Để niềm tin nhất trí với thực tế cần có phương pháp khoa học. Ở đây sự nhất trí được đảm bảo bằng chính tri thức khoa học về thế giới, về những sự vật và hiện tượng tồn tại khách quan. Đó là ưu thế lớn nhất của phương pháp khoa học so với các phương pháp khác. 

+ Lý luận ý nghĩa là sự phát triển tiếp tục lý luận hoài nghi - niềm tin. Tuyên bố của Peirce: để làm cho tư tưởng hay khái niệm trở nên rõ ràng cần phải xác lập ý nghĩa của chúng càng nhiều càng tốt, xác định xem chúng là gì. Ý nghĩa của khái niệm và tư tưởng thể hiện ở kết quả thực tế của chúng đối với con người. Tương tự như vậy đối với chân lý khoa học. Chân lý là niềm tin nhất quán và vững chắc, niềm tin mang tính cưỡng chế. Trong quan nệm về thiết lập chân lý Peirce nhấn vai trò của các nhà chuyên môn, các nhà bác học cùng làm việc trong một lĩnh vực, nghiên cứu cùng một đối tượng.
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?