Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

a. Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định:
Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thơ may có mục đích khác nhau, đối tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau.
+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội.
KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.
+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.
+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi).


b. Lao động trừu tượng: là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.
- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.

c. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa
Trong nền sản xuất hàng hóa:
- Lao động cụ thể biểu hiện thành lao động tư nhân.
- Lao động trừu tượng biểu hiện thành lao động xã hội.
- Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là: mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội.
- Biểu hiện:
¨ Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu xã hội
¨ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận.
¨ Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa.
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?