TS. Dương Quốc Quân - So sánh trong nghiên cứu và giảng dạy môn Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

SO SÁNH TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY 
MÔN NHỮNG NLCB CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
TS. DƯƠNG QUỐC QUÂN
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa LLCT, Học viện Tài chính, 2015.

Giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin học phần một là giảng dạy phần triết học Mác – Lênin, bởi vậy việc giảng dạy học phần này có vai trò vô cùng quan trọng nhằm trang bị thế giới quan và phương pháp luận cũng như các nguyên tắc, phương pháp tư duy cơ bản, cần thiết giúp sinh viên có cơ sở khoa học để nghiên cứu và tiếp thu các môn học khác, hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao. 

Để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong nghiên cứu tài liệu, kinh điển nhằm làm rõ phần nội dung thế giới quan, phương pháp luận triết học, chúng ta cần quán triệt những nguyên tắc nghiên cứu mà Lênin đã từng chỉ ra: Thứ nhất, khi xem xét bất kỳ một trường phái triết học nào chúng ta không nên tin vào những điều họ nói về mình, mà phải xem họ trả lời vấn đề cơ bản của triết học như thế nào. Thứ hai, cần phải xem xét vị trí của trường phái triết học đó trong các trào lưu triết học để vạch ra những nguồn gốc, tiền đề lý luận, từ đó giúp chúng ta hiểu được bản chất của nó. Thứ ba, cần xem xét thái độ của trào lưu triết học đó với các thành tựu của khoa học tự nhiên như thế nào, họ lý giải các vấn đề triết học do sự phát triển của khoa học tự nhiên đặt ra ra sao. Thứ tư, nguyên tắc tính đảng. 

Tuy không trực tiếp khẳng định tầm quan trọng của phương pháp so sánh, nhưng những nguyên tắc nghiên cứu triết học được Lênin chỉ ra trên đây đều được thực hiện trên cơ sở của sự so sánh. Không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, phương pháp so sánh còn có vai trò quan trọng trong giảng dạy, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, so sánh để thấy được sự khác biệt về chất giữa triết học Mác – Lênin với triết học trước đó. Thứ hai, so sánh để thấy được sự đối lập trong phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin với triết học khác. Thứ ba, so sánh để thấy được sự khác biệt trong từng luận điểm khoa học của triết học Mác – Lênin với các quan điểm của các triết học khác. Thứ tư, so sánh để thấy được mối tương quan giữa các phạm trù của triết học Mác – Lênin.

Thế kỷ XX đã đi qua, nhưng những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của Lênin vẫn là những chỉ dẫn hết sức cần thiết, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chúng ta xem xét, vận dụng trong nghiên cứu và giảng dạy môn Những NLCB của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tế cho thấy, mỗi phương pháp có những ưu thế, tác dụng và hạn chế riêng. Nhưng với những ưu thế thể hiện trên đây, chúng ta cần tích cực kết hợp linh hoạt phương pháp so sánh với các phương pháp khác để cho bài giảng có tính phong phú, đa dạng, sâu sắc, thuyết phục, phù hợp với từng đối tượng học tập, nghiên cứu môn học./.

ĐỌC BÀI TOÀN VĂN TẠI ĐÂY



Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?