Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch sử; là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội.
Lịch sử xã hội đã cho thấy, trước khi cộng đồng dân tộc ra đời, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng: thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. Những hình thức cộng đồng này có sự phát triển từ thấp đến cao theo sự biến đổi của phương thức sản xuất.
Sự hình thành cộng đồng dân tộc trên thế giới diễn ra không đều nhau. Ở các nước phương Tây, sự hìn thành dân tộc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo Lênin, ở các nước phương Tây chỉ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cộng đồng bộ tộc mới phát triển thành cộng đồng dân tộc. Bởi vì, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và trên cơ sở đó nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mở rộng đã phá vỡ tình trạng cát cứ phong kiến, thị trường có tính địa phương khép kín bị xóa bỏ và thị trường dân tộc xuất hiện. Cùng với quá trình kinh tế đó là sự phát triển ngày càng chín muồi các nhân tố ý thức tộc người, văn hóa, ngôn ngữ đã tác động hình thành dân tộc trên cơ sở một bộ tộc hoặc do nhiều bộ tộc hợp nhất lại. Đây là loại hình dân tộc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, nên được gọi là dân tộc tư sản. Trong khi đó ở phần lớn các nước phương Đông, sự hình thành cộng đồng dân tộc chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử có tinhd đặc thù, trong đó, các yếu tố cố kết tự nhiên-xã hội, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước…đã hình thành nên dân tộc. Do đó, cộng đồng dân tộc đã ra đời trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. có thể coi đây là loại hình dân tộc tiền tư bản hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một ý thức, tâm lý dân tộc phát triển chính muồi nhưng lại có một cơ sở kinh tế chưa phát triển.
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
. Dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.
. Dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, về khái niệm dân tộc, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia-dân tộc. Với nghĩa như vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh, những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hìn thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Đánh giá bài viết?