Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu Trung cổ

Mối quan hệ giữa đức tin và lý trí là một trong những vấn đề nổi bật, xuyên suốt quá trình phát triển của triết học Tây Âu trung cổ. Ở nước ta, tuy chƣa có một công trình chuyên biệt về vấn đề này, nhưng khi bàn đến triết học Tây Âu trung cổ, dù ít hay nhiều, các học giả đều đề cập đến mối quan hệ giữa đức tin và lý trí. Có thể kể đến các công trình sau: 

“Lịch sử triết học và các luận đề’’ (2004) của tác giả Sumel Enoch Stump; 

“Các trƣờng phái triết học trên thế giới’’ (2005) của David E Cooper; 

“Các phạm trù văn hoá trung cổ” (1998) của A. J. A. Gurevich; 

“Triết học thƣợng cổ Tây phương ảnh hƣởng trên Kito giáo” (2010), tác giả Piô Phan Văn Tình; 

“Các nhà tư tưởng lớn của Kito giáo” (2010) của Hans Kung; 

“Lịch sử triết học, tập 1: Triết học Tây Âu trung cổ” (1991) của J. Hirschberger (dịch giả: Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Chí Hiếu); 

“Đại cương lịch sử triết học phương Tây’’ (2006), TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Thanh và TS. Nguyễn Anh Tuấn; 

“Nhập môn triết học phương Tây” (2005) của tác giả Lê Văn Thiện; 

“Triết học trung cổ Tây Âu” (2003) của Doãn Chính và Đinh Ngọc Thạch… 


Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu trên đây, chưa có một công trình chuyên biệt nào về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí trong triết học Tây Âu trung cổ mà vấn đề này chỉ đƣợc đề cập một cách gián tiếp và khái quát thông qua việc phân tích quan niệm của các nhà triết học nói chung. Để có cái nhìn khách quan và đánh giá đúng giá trị của triết học Tây Âu trung cổ, đặc biệt là quan niệm của các nhà triết học về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, chúng tôi thấy cần phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về vấn đề này.

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?