Một vài đánh giá về triết học Feuerbach

Việc kết hợp thuyết nhân bản với chủ nghĩa duy vật ở triết học Feuerbach đã khắc phục phần nào tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước trong quan niệm về con người (“con người - cỗ máy”). Hình Ảnh con người sống động, bằng xương bằng thịt do Feuerbach xây dựng là con người nhân loại, con người nói chung, thiếu những tính quy định xã hội, và chưa được đặt trong những điều kiện lịch sử cụ thể, nói cách khác, vẫn là con người trừu tượng, phi lịch sử,in đậm dấu ấn của những đặc điểm tự nhiên, sinh học. Tương tự như vậy, “tình yêu lớn” mà ông suy tưởng là thứ tình yêu thiếu bản sắc, vì nó không gắn liền với những điều kiện xã hội của thời đại mình. 


 Feuerbach góp phần xứng đáng vào sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, đã khôi phục những nội dung cơ bản của nó trong bối cẢnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí đang còn khá phổ biến tại Đức. Trong quá trình đó Feuerbach phê phán chủ nghĩa duy tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm Hegel (Feuerbach từng là học trò và môn đệ của Hegel ), vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Tuy nhiên Feuerbach đã không hiểu được hạt nhân hợp lý của phép biện chứng Hegel, vì vậy sự phê phán của ông tỏ ra không sâu sắc và thiếu sức thuyết phục. Thêm nữa, mặc dù nội dung của triết học Feuerbach về cơ bản là duy vật (đặc biệt trong triết học tự nhiên và ly luận nhận thức ),nhưng ông tránh sử dụng thuật ngữ đó. Điều này có lý do sâu xa từ lịch sử chủ nghĩa duy vật: nếu chủ nghĩa duy vật chất phác, thô sơ “quên” con người, thì chủ nghĩa duy vật thếkỷ XVII - XVIII, trong khi vẫn đề cao các giá trị người, lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, lại đưa ra cách giải thích máy móc về cơ thể người,vận dụng cả các nguyên lý cơ học và xu thế toán học hóa tư duy vào cách thức đánh giá các chuẩn mực xã hội. Feuerbach viết:”Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học lẫn tâm lý học. Chân lý chỉ cómột: thuyết nhân bản” (25). 

 Trong quan niệm về tự nhiên của Feuerbach chứa đựng một số cái mới,tích cực(phân tích thuộc tính cố hữu và phương thức tồn tại của vật chất, quá trình tíến hóa của tự nhiên,vấn đề phát triển…), Ảnh hưởng đến sự ra đời của triết học Mác. Tuy nhiên xét chung cuộc Feuerbach chưa vượt khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình. 

 Quan niệm về tiến bộ xã hội của Feuerbach dược xác lập trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII,vận dụng vào nước Đức. Bên cạnh những giá trị đáng trân trọng, mang ý nghĩa thức tỉnh đối với giới trẻ, triết học xã hội của Feuerbach phản ánh những mâu thuẫn của các lực lượng xã hôi ở đêm trước cuộc cách mạng. Feuerbach xem xét tiến bộ xã hội qua lăng kính của sự thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần (tôn giáo). Yếu tố duy tâm và không tưởng này hiện diện ở hầu hết các học thuyết duy vật trước Marx. 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?