Chủ nghĩa nhân bản, hay nhân học đặc trưng của Feuerbach
Feuerbach gọi triết học của mính là thuyết nhân bản, và lập luận như sau: nếu chúng ta xem vấn đề cơ bảncủa triết học là vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy, thì cần phải bắt đầu từ con người, vì chỉ con người mới biết tư duy. Trong khi tư duy về thế giới con người cũng đồng thời tư duy về chính bản thân mình. Nhờ có con người mà những gì kỳ vĩ nhất của tự nhiên được bộc lộ ra.
Feuerbach xem xét con người từ hai góc độ. Trước hết con người là đứa trẻ của tự nhiên, chịu sự quy định của những điều kiện tự nhiên và tuân thủ các quy luật của nó. Triết học, theo Feuerbach, cần vạch ra được cơ sở tự nhiên của tồn tại người. Ông viết:” Triết học mới biến con người, kể cả tự nhiên như cơ sở của con nguời, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và rõ ràngcủa triết học, đồng thời biến thuyết nhân bản thành …khoa học phổ quát” (21).
Con người không chỉ là một phần của tự nhiên, bộ phận trong toàn thể. Con người còn là “bản chất cộng đồng”, là sự tự quy định thông qua các quan hệ mang tính người, mà thiếu nó không thể đặt ra các vấn đề như gia đình, xã hội, nhà nước, các tiêu chi hướng dẫn hành vi con người. Xem xét mình như bản chất cộng đồng, con người xác định mục tiêu cuối cùng của cộng đồng lớn, mang tính nhân loại, là “vương quốc tự do”. Đó là nội dung tư tưởng mà Feuerbach kế thừa Kant và Hegel. Song khi đề cập đến những tố chất người làm nên “bản chất cộng đồng”Feuerbach đã đưa ra cách tiếp cận mới. Ông xem lý trí, ý chí, con tim (tình cảm )là ba tố chất cơ bản, hay ba giá trị người, phân biệt thế giới của con người nói chung với thế giới loài vật. Lý trí, ý chí, con tim là tính loài đặc thù của con người. Từ điểm xuất phát này ông phê phán cả chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII lẫn chủ nghĩa duy tâm
Hegel. Chủ nghĩa duy vật thếkỷ trước, mà các nhà triết học Đức gọi là “chủ nghĩa giáo điều”,đã giải thích con người từ hệ quy chiếu tự nhiên đơn giản, hoặc so sánh con người với một thứ máy móc nào đó (công thức “con người - cỗ máy”). Triết học Hegel sùng bái con người, thậm chí đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí. Tuy nhiên việc tuyệt đối hóa vai trò của lý trí đến mức xem nó như thước đo duy nhất của tính người, như thứ lý trí sản sinh và chi phối thế giới, theo Feuerbach, là cách nhìn phiến diện về con người. Ngay cả ý chí tự do cũng bị Hegel đặt trong đồ thức luận của tư duy tự quy định ấy.
Phê phán các bậc tiền bối, Feuerbach cho rằng mình đã xây dựng hình Ảnh con người bằng xương bằng thịt, con người sống động, biết suy nghĩ, hành động, và hơn nữa, biết yêu. Yêu là bản chất thực sự của con người, là tố chất “người” nhất trong quan hệ giữa người với người. Con người đến với nhau không vì thù địch nhau, mà vì thương yêu nhau, đồng cảm nhau. Đứa trẻ chi có thể trở thành người khi nó biết yêu (hiểu theo nghĩa rộng, tình yêu con người nói chung, lẫn nghĩa hẹp và cụ thể ). Feuerbach quy tình yêu về quan hệ chân chính, còn sự thù địch và đố kỵ - quan hệ không chân chính, không con người, Theo Feuerbach tình yêu gia đình, các quan hệ hôn nhân (tình yêu nam nữ ) là điểm xuất phát cho các quan hệ ở tầm mức cao hơn- tình yêu nhân loại, tình yêu cộng đồng. Ông viết:” Tình yêu của người nam dành cho người nữ là cơ sở của tình yêu lớn. Ai không yêu phụ nữ, người đó không yêu con người”(22). Cần biết rằng trong cuộc hành trình thế giới quan của mình K. Marx tiếp thu một phần tu tưởng của Feuerbach về sự phân biệt quan hệ chân chính và quan hệ không chân chính, bị tha hóa để phê phán trật tự xã hội hiện tồn.
Đánh giá bài viết?