Đối tượng triết học theo quan điểm của Descartes


Trong bức thư của tác giả gửi cho người dịch “Các nguyên lý triết học” ra bản tiếng Pháp Descartes nhắc lại nhiệm vụ của mình là; thứ nhất, làm sáng tỏ khái niệm triết học; thứ hai, xác định phạm vi và chức năng của tri thức triết học, vị trí của nó trong hệ thống các giá trị văn hoá của mối dân tộc, mỗi quốc gia. Với nhiệm vụ thứ nhất, Descartes nhấn mạnh ý nghĩa của thuật ngữ triết học mà người Hy Lạp để lại - Descartes viết:”Từ triết học cắt nghĩa quá trình vươn đến sự thông thái,và sự thông thái được hiểu không chỉ như sự không ngoan trong công việc, mà cả tri thức đã hoàn thiện về tất cả những gì con người có thể biết; đó là thứ tri thức hướng dẫn cuộc sống chúng ta, phục vụ cho việc bảo vệ sức khoẻ, và cả cho những phát minh trong trong tất cả các ngành nghệ thuật (arts)” (Descartes, tp. Gồm 2tập, t. 1, 1989tr. 301). 

Ở một chỗ khác trong bức thư đó Descartes viết:”Mọi triết học giống như một cái cây, mà rễ của nó là siêu hình học, thân là vật lý học, còn các cành xuất phát từ thân cây ấy là tất cả những khoa học khác, được quy về ba khoa học cơ bản: y học, cơ học và đạo đức. Tôi coi khoa học cuối cùng là khoa học cao nhất và hoàn thiện nhất, cái giả định tri thức đầy đủ của các khoa học khác và là nấc thang cuối cùng vươn đến sự thông thái cao nhất. . 


Tương tự như quả không thu hoạch từ gốc và từ thân, mà chỉ từ đoạn cuối của cành, tính hữu dụng đặc thù của triết học phụ thuộc vào các bộ phận của nó…” (Des. , t. 1, tr. 309). Quan điểm về tính thống nhất của tri thức triết học và tri thức khoa học cụ thể có lịch sử lâu dài, bắt đầu từ Aristoteles. Tuy nhiênvào thời Aristoteles khoa học chưa phát triển thành các khoa học chuyên biệt với hệ thống lý luận riêng, còn thời đại Descartes đã là thời đại của bùng nổ phát minh. Các khoa học chuyên biệt hình thành từ nhu cầu của thực tiễn xã hội, và về phần mình chúng thể hiện tính hữu dụng thực tiễn. Cơ học, y học, đạo đức chỉ là những ngành điển hình. Theo cách hiểu của Descartes, “cây tri thức” không chỉ có vài nhánh tượng trưng, hay sự sặc sỡ về sắc màu, mà cần tạo ra những quả ngọt cho con người. Ở điểm này Descartes nhất trí với Bancon về tính hữu dụng của tri thức, nhằm đối lập với tri thức kinh viện, là thứ tri thức của những nhà bác học phòng giấy, chỉ chú trọng đến tính uyên bác của thuật ngữ, của cách diễn đạt, mà không gắn liền với những nhu cầu thực tiễn. 

Quan điểm về tính thống nhất của tri thức cho phép tìm hiểu sâu sắc hơn liên minh giữa triết học với các khoa học khác, cả khoa học lịch sử lẫn khoa học tự nhiên, vạch ra mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau, chế ước nhau của chúng. Trong sự thống nhất đó triết học, đúng hơn, siêu hình học, đóng vai trò nền tảng. Tuy nhiên ở cách lý giải về liên minh triết học (siêu hình học) - khoa học này giữa Descartes và Bac0n có sự khác nhau nhất định. Theo Bacon, triết học không thể phát triển, nếu không bám sát vào các thành quả của khoa học, không căn cứ vào những kết luận “cấp một”, tức cấp khoa học chuyên biệt, để từ đó một mặt điều chỉnh ngay chính cách tiếp cận của mình, mặt khác đưa ra những khái quát “cấp hai” - những khái quát vượt ra khỏi không gian của khoa học chuyên biệt, vươn đến không gian rộng hơn, gợi mở hướng đi mới cho sáng tạo khoa học, hay “thắp lên một ngọn đuốc trí tuệ” cho con người. Phương pháp luận thực nghiệm của Bacon chỉ ra sự lệ thuộc của siêu hình học vào các kết quả nghiên cứu của vật lý, thiên văn. Để đạt đến chân lý, khám phá sự vật, cần “tiếp cận sự vật”; tương tự như vậy, hiểu bản chất sự vật, cần bắt đầu từ chỗ “mô tả” và giải thích đúng sự vật, đó là chủ trương của người sáng lập chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật Anh. Trong khi đó phương pháp luận duy lý của Descartes nêu ra yêu cầu trước tiên là nắm vững các nguyên lý siêu hình học, từ đó đi đến nắm vững các nguyên lý của vật lý học và các khoa học cụ thể khác xuất phát từ nó. Sự đối lập này chỉ có thể được khắc phục vào các thế kỷ tiếp theo. 

 Thượng đế chiếm vị trí đặc biệt trong siêu hình học Descartes. Là một tín đồ Thiên Chúa giáo, Descartes xem xét Thượng đế ngay trong phần đầu tiên của “Các nguyên lý triết học”, bởi lẽ, theo ông, tri thức về Thượng đế đóng vai trò quan trọng đời sống con người. Ở phần này Descartes bàn về Thượng đế ở 17 mệnh đề, tập trung vào mấy điểm chính sau: tri thức về Thượng đế là tri thức chân lý, không có gì phải hoài nghi cả; Thượng đế là thực thể hoàn thiện tối cao, biểu tượng của tri thức tuyệt đối; Thượng đế là một hiện hữu phi vật thể, vĩnh viễn; nguyên nhân của những sai lầm trong nhận thức của con người không nằm ở Thượng đế (xem Descartes, t. 1, 1989, tr. 318 - 377). Tin vào Thượng đế, theo Descartes, không hoàn toàn hạ thấp tri thức và khát vọng nhận thức của con người. Ngược lại, niềm tin trong nhiều trường hợp kích thích quá trình khám phá tự nhiên. Nếu xem Thượng đế là biểu tượng của sự hoàn thiện và của sáng tạo, thì Thượng đế cũng mang ý nghĩa là cái tuyệt đối, cái mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác xem như mục dích cao nhất của nhận thức. Vì thế thần luận của Descartes thể hiện như cầu phổ biến của thời đại ông. . 

. Bên cạnh đó, với tính cách llà một nhà khoa học, Descartes kêu gọi con người cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho việc hkám phá gi7ói tự nhiên, phụng sự lợi ích chung. Ong phê phán “những đầu óc thiển cận” chỉ nghiên cứu tự nhiên theo một con đường đã vạch sẵn, mà không tự tạo ra cho mình con đường mới (xem Descartes, t. 1, 1989, tr. 308). Descartes bộc bạch:”…để mục tiêu mà tôi đặt ra cho mình khi xuất bản công trình này (“các nguyên lý triết học” - ĐNT), được hiểu một cách đúng đắn, tôi mong muốn chỉ ra ở đây một trật tự, cái trật tự mà, như tôi cảm nhận, cần được những người có ý định soi sáng mình tuân thủ…. Những ai chỉ mới có được tri thức thông thường và chưa hoàn thiện…cần trước hết xác lập cho mình các quy tắc đạo đức đủ để hướng dẫn công việc thường nhật. Sau đó cũng cần nghiên cứu lôgích học, nhưng không phải thứ lôgích mà người ta đã học trong trường: lôgích ấy chỉ là một dạng phép biện chứng (lúc này Descartes, cũng như nhiều nhà triết học thế kỷ XVII, tỏ thái độ c1 cảm đối với phép biện chứng, xem nó là thứ phương tiện nguỵ tạo chân lý, giống như thép chứng minh thông thường hoặc thuật tranh biện - ĐNT), chỉ dạy cách thức truyền đạt cho người khác cái mà chúng ta đã biết và thậm chí dạy nói mà không nghĩ đến việc cái gì chúng ta còn chưa biết…Không, lôgích mà tôi nói đến là thứ lôgích dạy cách hướng dẫn lý trí một cách thoả đáng để giúp nhận thức những chân lý mà chúng ta chưa biết” (Sđd, tr. 308 - 309). 

Tóm lại, đối tượng của triết học, theo Descartes, là:1) siêu hình học, tìm hiểu cơ sở của nhận thức, từ giải thích các thuộc tính của Thượng đế, tính phi vật thể của linh hồn, đến giải thích các khái niệm phân minh, rõ ràng, đơn giản khác; 2)vật lý học, với việc xác định cơ sở chân lý của các vật thể vật chất, xem xét sự hình thành, phát triển vũ trụ và các hiện tượng cụ thể của nó; 3) các khoa học khác, đi sâu vào bản tính của thực vật, động vật, con người (y học, cơ học, đạo đức học). Từ bảng phân loại đối tượng trên rút ra: 1) tính thống nhất của tri thức khoa học: 2) siêu hình học là nền tảng tri thức của con người, là cơ sở phương pháp luận của các khoa học khác


Triết học+
triethoc.info - triethoc.net
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?