Descartes - Cuộc đời và tác phẩm
Descartes là một trong những người sáng lập triết học cận đại, chiếm lĩnh một trong những đỉnh cao của lịch sử triết học thế giới. , được ghi vào biên niên sử khoa học như một trong những tên tuổi kiệt xuất, cha đở đầu của tri thức khoa học thế kỷ XVII.
Descartes sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596tại một thị trấn nhỏ tỉnh Tourin. Năm 1615, lúc 19 tuổi, sau khi kết thúc phổ thông trung học Descartes theo học ngành luật và y tại trường đại học của thành phố Puatie. Ba năm sau Descartes chuyển sang Há Lan học tiếp. Cũng nắm đó Descartes viết tác phẩm đầu tiên “Luận về âm nhạc”. Trong khoảng thời gian từ 1619 đến 1621 Descartes làm sĩ quan tình nguyện, nhờ đó mà được đi nhiều nơi như Đức, Ao, Hung. Từ 1622 đến 1628 Descartes sống chủ yếu tại Paris, song dành nhiều thời gian cho việc chu du, từ Thuỵ Sỹ đến Italia Đó là thời ký để lại dấu ấn sâu đậm và tốt đẹp đến sáng tạo khoa học và triết học của Descartes. Từ mùa thu năm 1628 Descartes quyết định sinh sống tại Hà Lan,, vì nhận thấy nơi đây có điều kiện nghiên cứu khoa học hơn ở Pháp. Descartes sống tại Hà Lan hơn 20 năm, trong đó có 3 lần trở về nước. Suốt đời mình Descartes chuyên tâm nghiên cứu khoa học, quên cả lập gia đình. Ong từng tuyên bố:”niềm vui cuộc sống lớn nhất của tôi là niềm vui tư tưởng trong những tìm tòi chân lý. Trong hai năm ròng (1627 - 1629) Descartes viết tác phẩm lớn “Các quy tắc hướng dẫn lý trí”. Năm 1629 Descartes ghi danh học triết. Năm 1630 ông lại ghi danh học ngành toán, và ngay lập tức bị cuốn hút vào đó.
Thực ra những năm đại học Ảnh hưởng không lớn đến tư tưởng triết học của Descartes, do các bài giảng triết học tỏ ra nhàm chán, xa rời thực tiễn, mang nặng tính giáo huấn thuần tuý. Từ ác cảm đối với các tư tưởng vô bổ,, Descartes chuyển sang nghiên cứu vấn đề phương pháp và đầu tư cho khoa học. Ngay khi đến Hà Lan, Hobbes bắt tay vào viết một công trình khoa học cụthể, với tên gọi “Thế giới”. Công trình đang đến chỗ kết thúc thì Descartes nghe tin Galilei bị toà án giáo hội kết án nặng nề và trừng phạt do đã xuất bản một tác phẩm mang tính thách thức đối với thần quyền vào năm 1632 - quyển “Đối thoại về hai hệ thống cơ bản nhất của thế giới - hệ thống Ptolemei và hệ thống Copernic”. Là một tín đồ Thiên Chúa giáo, Descartes quyết định hoãn công bố tác phẩm của mình, khi xét thấy ở đó có một số nội dung gần với tư tưởng Galilei, mặc dù Hà Lan không phải là nước chịu Ảnh hưởng của Vatican.
Vào năm 1637 Descrtes viết bằng tiếng Pháp tác phẩm “Luận về phương pháp”, là tài liệu có tính cương lĩnh, trong đó trình bày những vấn đề cơ bản của triết học và định hướng nghiên cứu khoa học. Đây là một tác phẩm ngắn, cô đọng, nhưng lại đươc Descartes chia ra thành 6 phần, với những vấn đề rành mạch, chẳng hạn, phần 1 - nhận thức khoa học, phần 2 - các quy tắc` cơ bản của phương pháp, phần 3 - các quy tắc đạo đức, được rút ra từ phương pháp chung, phần 4 - các vấn đề của Siêu hình học, trước hết là vấn đề tồn tại của Thượng đế và vấn đề linh hồn con người, phần 5 - các khoa học triết học khác như vật lý, sinh học, y học, phần 6 - vấn đề làm thế nào để thâm nhập sâu hơn vào cõi bí hiểm của tự nhiên, giải thích đúng nó, từ đó nâng cao vị thế con người (Xem R. DescartesTác phẩm gồm 2 tập; t. 1, Nxb “Mysl” (tư tưởng), Moscou, 1989, tr. 250, bản dịch ra tiếng Nga).
Để làm sâu sắc hơn thế giới quan của mình, năm 1641 Descrtes xuất bản tại Paris cuốn “Luận về triết học thứ nhất”, viết bằng tiếng Latinh. Năm 1642 tác phẩm được tái bản tại Amsterdam. Đến năm 1647 bản tiếng Pháp ra mắt tại Paris với tên gọi khác - Những suy tư siêu hình học”. Uy tín khoa học ngày càng tăng của Descartes đã gây lo ngại cho nhà thờ. Một chiến dịch bôi nhọ Descartes được dàn dựng, quy tụ các nhà hoạt động tôn giáo, các giáo sư thần học, và cả một số nhà khoa học.
Trong những năm tháng khó khăn ấy Descartes xuất bản tại Amsterdam tác phẩm “Nguyên lý triết học” bằng tiếng Latinh(1644), sau đó dịch sang tiếng Pháp (1647). Đây là tác phẩm có tính chất hệ thống hoá toàn bộ tư tưởng triết học của ông, trong đó nổi bật các vấn đề siêu hình học, phương pháp luận, vật lý học (học thuếyt về vật thể, về thế giới, về Trái đất, cùng những vấn đề được đưa vào cái gọi là “ triết học thứ hai” này) Trong khoảng thời gian từ năm 1645 đến 1648 bên cạnh hoạt động khoa học và tiếp tục nghiên cứu triết học Descartes bắt đầu chuyển hướng quan tâm sang vấn đề con người, vận dụng các nguyên lý cơ học và vật lý học vào việc giải thích cơ thể người và động vật. Tuy nhiên công trình “Mô tả cơ thể người. Sự hình thành động vật” không được ra mắt độc giả. Tháng 12 năm 1649 Descartes công bố “Những xung động của tâm hồn”, một tác phẩm mang tính chất nhân học. Chính trong thời gian này ông có mặt tại thủ đô Thuỵ Điển theo lời mời của nữ hoàng Christina. Nhờ sự giúp đỡ của Descartes Viện hàn lâm khoa học Thuỵ Điển đã ra đời. Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của Descartes; ông bị cảm lạnh và mất vào ngày 11 tháng 2 năm 1650. Sau một thời gian di hài của Descartes được chuyển về tổ quốc.
Descartes, khác với F. Bacon, hầu như không tham gia trực tiếp vào các biến cố chính trị tại quê hương, thậm chí phải sang sinh sống tại Hà Lan chỉ để chuyên tâm làm khoa học. Tuy nhiên các vấn đề thế giới quan và phương pháp luận do ông nêu ra mang đậm dấu ấn của thời đại của khám phá và phát minh, của tinh thần hoài nghi và sáng tạo, của xu hướng tái thiết lại đời sống xã hội trên cơ sở lý tính, để vượt qua trật tự xã hội phi lý. Nội dung các tác phẩm của Descartes, cũng như sự nghiệp của ông, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hình thành những điều kiện cho cách mạng Pháp trong tương lai. Quan điểm cách tân trong khoa học và chủ nghĩa nhân văn qua thái độ phê phán đối với thần quyền, đề cao quyền bình đẳng tự nhiên giữa người với người, đòi hỏi mở rộng không gian văn hoá cho tất cả mọi người, loại trừ thói trưởng giả trong sinh hoạt, đã giới thiệu hình Ảnh Descartes như một trong những người mở đường cho phong cách tư duy mới, trong truyền thống duy lý cổ điển phương Tây. Nói cách khác cần xem xét Descartes ở hai hình Ảnh - nhà triết học và nhà bác học. Trước khi bàn đến thế giới quan và phương pháp luận của Descartes, các nhà nghiên cứu lịch sử trếit học nhấn mạnh tính nhân văn trong tư tưởng của ông. Song, đó là thứ chủ nghĩa nhân văn nào? Chủ nghĩa nhân văn Descartes thể hiện ở sự quan tâm đến tự nhiên, qua đó đề cao khả năng và sức mạnh của con gnười. Copernic, Galilei, Paraselsus, Telesio, Patrizi, Bruno, Campanella, Kepler … là những nhà khoa ọhc và triết học tự nhiên Phục hưng, nhưng họ đã vượt qua uy quyền tư tưởng, chủ nghĩa giáo điều Kytô giáo để nêu ra quan niệm phi tạo hoá về tự nhiên, tính tự chủ của tự nhiên dưới hình thức phiếm thần và vật hoạt luận, nhấn mạnh mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giưa vũ trụ và con người. Thứ triết học tự nhiên kiểu đó, mặc dù còn chịu Ảnh hưởng của ma thuật và thuật giả kim, đã kích thích Descartes.
Chủ nghĩa hoài nghi xã hội và chủ nghĩa nhân văn Kytô gaío Phục hưng, nhất là chủ gnhĩa hoài nghi Montaigne, cũng là cội nguồn sâu xa của tư tưởng nhân văn Descartes Chủ nghĩa hoài nghi ôn hoà với câu hỏi nổi tiếng “Que sais-je ?” (Ta biết được gì?) và chủ nghĩa tự nhiên (nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người, của xã hội, của tạo hoá nói chung) tác động phần nào đến tư tưởng Descartes với tính cách nhà khoa học và một tín đồ Thiên Chúa giáo. Có thể hình dung một sự kết nối tư tưởng từ Erasmus (chủ nghĩa nhân văn Kytô giáo), xuyên qua Rabelais, Montaigne đến Descartes.
Nhưng Descartes là nhà triết học - nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa thời Phục hưng lại thể hiện vai trò gợi mở của mình đối với thời cận đại bằng cách làm sống lại hình Ảnh Euclide và Archimedes. Vào thế kỷ XVII nếu không có khoa học tự nhiên toán học hoa thì khoa học thật khó đạt được hiệu quả thực tiễn, nghĩa là từng bước trở thành lực lượng sản xuất. Về phần mình toán học hoá khoa học tự nhiên thật khó thực hiện mà không cần đến tiến bộ trong chính toán học. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập toán học hiện đại, với những ký hiệu X, Y, Z mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ. Khái niệm đại lượng biến thiên cho thấy mối quan hệ giữa con số và đại lượng trong toán học mới. Descartes - một trong những tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất các đại lượng hình học và số học.
Mặc dù là một tín đồ Thiên Chúa giáo, song hoạt động khoa học của Descartes khiến cho nhà thờ liệt các công trình của ông vào danh mục sách cấm đối với những người theo đạo Thiên Chúa. Tư tưởng tự do, tinh thần hoài nghi khoa học, dù không đụng chạm trực tiếp đến vương quyền, vẫn bị giới qúy tộc thân nhà vua xem như mầm họa đối với chế độ chuyên chế. Điều hiển nhiên là cách tiếp cận của Descartes về chân lý, các “quy tắc vàng” hướng dẫn lý trí do Descartes khởi xướng đã tạo nên sức hút đối với những người trẻ tuổi, vốn không chấp nhận một chiều thứ chân lý sẵn có, bất biến, tồn tại hàng trăm năm trong ý thức con người. Trước làn sóng chống đối tư tưởng cải cách, vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng chủ nghĩa Descartes tại khắp các vùng lãnh thổ nước Pháp. Chỉ đến khi Cách mạng tư sản Pháp thành công di sản và tiến tăm Descartes mới được đặt ở vị trí danh dự. Descartes - nhà khai sáng, nhà nhân văn, trở thành biểu tượng của thời đại bùng cháy khát vọng chiến thắng của lý trí trước cái phi lý.
Đánh giá bài viết?