Sự phân kỳ triết học Trung cổ

Triết học trung cổ trải qua hai thời kỳ chính, gắn liền với quá trình hình thành, củng cố, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến. Thời kỳ Các giáo phụ (thế kỷ I - VIII) bắt đầu dường như đồng thời với sự xuất hiện một số tác phẩm Tân ước, đạt đến cực thịnh tại phương Tây vào thế kỷ IV - V, và thế kỷ VII - VIII tại phương Đông (xem J. Liebaert, Giáo phụ, tập 1. Bản dịch tiếng Việt từ nguyên tác tiếng Pháp Les Pères de L’église, Vol. 1, Paris, 1986. Tủ sách Trở về nguồn, tr. 6). 


Tư tưởng của các Giáo phu được nghiên cứu bởi Giáo phụ học (Patrology) và Khoa học về tư tưởng các Giáo phụ (Patristics). Thời kỳ thứ hai thống nhất với quá trình chuẩn hóa tri thức, diễn ra ra khi chế độ phong kiến dần dần đi vào ổn định - đó là triết học Kinh viện (thế kỷ IX - XIV), thứ triết học chính thống trong các trường học trung cổ, được giảng dạy theo một chương trình thống nhất từ trên xuống, lấy Kinh Thánh làm nền tảng tư tưởng. Thuật ngữ Scholastics đã nói lên điều đó (Scholastica, gốc tiếng Hy Lạp, phiên âm ra tiếng Latinh Scholastikos, nghĩa là tính chất học đường, trường học). 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?