Đánh giá tổng quát về triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại

Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học phương Tây đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của tư duy triết học nhân loại, tạo nên một trong những thời đại sôi động và bi kịch nhất, thể hiện khát vọng của con người vươn lên làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội và chính bản thân mình. 

Có thể thâu tóm ba chủ đề chính của triết học phương Tây cổ đại, từ thời kỳ hình thành các thị quốc đầu tiên đến khi trường phái triết học cuối cùng bị đóng cửa vào đầu thế kỷ VI. Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì?” cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn vượt qua Ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp hợp lý về thế giới xung quanh và về tác động của nó đến đời sống con người. Chủ đề tiếp theo là nhận thức. Bắt đầu từ Thales và Pithagoras con người không chỉ được xem như một thành viên của vũ trụ, mà còn luôn chứng tỏ vị thế của mình trước vũ trụ ấy. Bản thân thuật ngữ “philosophia” cũng nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm và khám phá chân lý. Triết học - đó là con đường hướng tới chân lý. Các nhà triết học ngay từ cổ đại đã tập trung tranh luận về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí, óc khám phá sáng tạo của con người, vẫn còn một số triết gia đứng trước những diễn biến phức tạp, phi tất định của của đời sống xã hội, đã chủ trương “treo lửng phán quyết”, rơi vào chủ nghĩa hoài nghi. Chủ đề thứ ba là con người, xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. Từ Socrates trở đi con người trở thành một trong những điểm nóng của các cuộc tranh luận triết học. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng nghiên cứu. 

- Đặc điểm trước tiên của triết học phương Tây cổ đại, nhất là triết học Hy Lạp ở những thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó, mối liên hệ của nó với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen với những mầm mống của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã hội. Sự ra đời của triết học không có nghĩa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất định, xét theo cội nguồn, triết học ra đời như nỗ lực “tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí” Với thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri thức khoa học, những câu chuyện thần thoại dần dần được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh quan, một triết lý sống. Những khái niệm triết học có nguồn gốc thần thọai đều được cải biến, duy lý hóa để àm sáng tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, những tư tưởng cần đến giá đỡ của thần thoại nhằm đáp ứng thói quen ý thức của con người. 

-Đặc điểm thứ hai thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả lĩnh vực của nhận thức. Vì ra đời trong bối cẢnh trình độ nhận thức của con người còn tương đối thấp, tri thức về mọi mặt chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai trò là dạng nhận t hức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn đang nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, mang nặng tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học được xem như “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia thì được tôn vinh thành nhữn nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ xã hội. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các nhà triết học nhận thức lý luận là cái vượt lên trên hoạt động thực tiễn, biến thành “nhận thức tự thân”, “nhậnt hức để nhận thức”. Triết lý trở thành đặc quyền của một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự thân” đối lập với thực tiễn, với ý thức đời thường. 


- Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái làm nên đặc trưng phát triển của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ, xác lập “đường lối Democritos” và “đường lối Platon” trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chất này chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã…Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã chứa đựng hầu như tất cả những hình thái và phương thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát triển sau này. 

- Ở phần lớn các học thuyết triết học đã thể hiện tính biện chứng tự phát, sơ khai trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, gợi mở tinh thần khám phá cho các thời đại sau. Heraclitus – ông tổ của phép biện chừng theo cách hiểu hiện đại; tư tưởng của ông gợi nguồn cảm hứng về sự gặp gỡ Tây – Đông (qua Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Heraclitos)

- “Con người - thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Protagoras chứng tỏ rằng dù chủ trương hướng ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa chủ đề nghiên cứu đã để lại những tư tưởng nhân văn, khai sáng sâu sắc. 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?