Hai thời kỳ của triết học Kant

Thời kỳ “tiền phê phán”, được đánh dấu bằng tác phẩm “Ý tưởng về tự đánh giá đúng đắn về các lực hữu sinh” (1746). Thời kỳ “phe phán” bắt đầu từ năm 1781, khi Kant công bố tác phẩm “Phê phán lý trí thuần túy”. Sự khác nhau giữa hai thời kỳ thể hiện ở sự chuyển hướng nghiên cứu lẫn chuyển hướng tư tưởng của Kant(từ kế thừa truyền thống đến thực hiện “bước ngoặt Copernic” trong triết học, từ nội dung tản mạn đến vie65c xác lập một hệ thống các quan điểm rõ ràng, xem xét các vấn đề một cách có “phê phán”. 

- Tư tưởng nổi bật nhất của Kant thời kỳ tiền phê phán tập trung trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết bầu trời”, nơi Kant đưa ra tiên đóan về sự hình thành tự nhiên của vũ trụ, về tính tòan vẹn của cấu trúc thế giới, về sự tác đông hỗ tương giữa các lực trong tự nhiên. Giá trị chủ yếu tư tưởng Kant thời kỳ này là: trong thời đại thống trị của chủ nghĩa máy móc ông là một trong những người đầu tiên cố gắng xác lập bức tranh về một thế giới vận động, sống động, luôn tiến hóa. 

- Tư tưởng của Kant thời kỳ phê phán tập trung trong bộ ba tác phẩm “phê phán”, được viết vào các năm khác nhau: “Phê phán lý trí thuần túy” (1781), “Phê phán lý trí thực tiễn” (1785), “Phê phán năng lực phán đóan” “1790). Tác phẩm thứ nhất đề cập đến nậhn thức, tác phẩm thứ hai đền cập đến sinh hoạt xã hội, tác phẩm thứ ba đề cập đến vấn đề thẩm mỹ, nghệ thuật, tính hợp lý của thế giới. Đan xen trong các tác phẩm vấn đề tôn giáo, đức tin được Kant dành cho sự quan tâm đặc biệt. Một cách ngắn gọn, triết học cố gắng giải đáp các câu hỏi sau:1) Tôi có thể nhận thức được gì? 2) Tôi cần làm gì ? 3) Tôi có thể huy vọng vào điều gì? Cả ba câu hỏi đó đdều quy về câu hỏi cuối cùng, mà việc giải đáp nó quy định giá trị một học thuyết: con người là gì?

Tri thức là sự tổng hợp cảm năng (năng lực cảm giác) và trí năng (năng lực tư duy, hay giác tính). Nhờ có cảm năng “sự vật được đem đến cho ta”, nhờ có trí năng “chúng ta tư duy được sự vật”, do đó “tư duy thiếu trực quan sẽ trống rỗng, trực quan không cần đến tư duy sẽ mù quáng”. Quan niệm về tính thống nhất của trực quan và tư duy trừu tượng là đóng góp có ý nghĩa của kant vào lý luận nhận thức biện chứng. 

Tiếp theo, tri thức con người không phải là cái tự phát, mà hình thành từ kinh nghiệm. Đến lượt mình, bản thân kinh nghiệm được “thiết kế”, cấu trúc lại trên cơ sở những hình thức tiên nghiệm (a priori theo tiếng La tinh là “từ cái đã có trước”, về sau dùng để chỉ hình thức tri thức có trước cả kinh nghiệm, tiên nghệim) của cả cảm năng lẫn trí năng, để đảm bảo tính phổ biến và tất yếu của tri thức. Như vậy nội dung kinh nghiệm của tri thức tở nên đáng tin cậy nhờ năng lực tự thân, một thứ kênh tri tín hiệu đặc thù ở con người - hình thức ti6n nghiệm, cái mà Kant đôi khi gọi là “tri thức siêu việt”. Nó vượt lên trên những sự kiện đơn nhất, ngẫu nhiên của môi trường kinh nghiệm để bao quát cả một lọat sự kiện. Khoa học klhông thể dừng lại ở cái lẻ tẻ, thường nhật, mà vươn tới trình độ lý luận. Cách đặt vấn đề ấy khác với cái gọi là “ý niệm bẩm sinh”, bới thứ ý niệm này “chia đều” cho mọi ngưgời, và không nêu ra cơ sở ban đầu của tri thức. Kant cũng khắc phục tính chất phiếm diện của khuynh hướng duy lý và duy nghệim, vốn phổ biến ở thế kỷ XVII-XVIII. Đóng góp của Kant ở đây là lần đầu tiên trong lịch sử triết học ông làm rõ đặc trưng của khoa học và tri thức khoa học (hai đặc trưng: tính phổ biến và tính tất yếu) như họat động “thiết kế” và sáng tạo của lý trí con người. 

Chính cách đặt vấn đề về “tự trị của tri thức khoa học” như trên đã đưa Kant đến nhận định rằng ngay trong lý luận nhận thức vẫn có những lĩnh vực đào sâu các hình thức tiên nghệim của tri thức, đó là cảm giác học tiên nghiệm (tìm hiểu các hình thức tiên nghiệm của trực quan cảm tính ), phép phân tích tiên nghiệm (tìm hiểu các hình thức, hay “khuôn mẫu”, quy tắc của tư duy) phép biện chứng tiên nghiệm (tìm hiểu nếu có thể được, những tổng hợp có tính chất truyệt đối của tri thức, đưa ra những nguyên lý phổ quát - tức những nguyên lý Siêu hình học (15)- nhằm hướng dẫn trí năng). Hai phần sau thuộc về Lô gíc học tiên nghệim, có nhiệm vụ nghiên cứu về nguồn gốc, giới hạn và giá trị của tri thức “thuần túy (lý luận) xét theo khả năng vận dụng một cách tiên thiên vào các đối tượng. 


Trong Cảm giác học tiên nghiệm Kant giải quyết vấn đề về khả năng của tri thức toán học “thuần túy”, với sự hiện diện của hai hình thức của trực quan cảm tính là không gian và thời gian. Chúng là những hình thức tiên nghiệm, vì bất cứ quan niệm nào của ta về sự vật đều giả thiết sự vật đó nằm trong không gian và diễn biến theo trình tự thời gian, mà không cần đến sự mách bảo của kinh nghiệm, Người ta có thể tưởng tượng về một vũ trụ không có gì, nhưng không thể tưởng tượng không có không gian; người ta có thể nghĩ rằng không có điều gì xảy ra, nhưng không thể nghĩ rằng không cò thời gian. Sở dĩ những quan niệm như thế cố hữu nơi con người không phải vì những lý do siêu nhiên nào ghê gớm, mà đơn giản vì kênh tín hiệu đó, dù muốn hay không muốn, đã tạo nên đường mòn tong trí não con người với tính cách chủ thể có y thức, có lý trí. Tương tự như vậy đối với các qua niệm vế tính nhân quả, tính tất yếu. 

Phép phân tích tiên nghiệm giải quyết vấn đề khả năng của khoa học tự nhiên. Các phán đoán của khoa học tự nhiên về mối liên hệ phổ biến và tất yếu được thiết lập theo tương quan các phạm trù của tư duy. Những phạm trù này (chia thành bốn nhóm) vừa là khuôn mẫu đúc nên các phán đoán, vừa là sự thể hiện khả năng tổn hợp các của trí năng. 

Phép biện chứng tiên nghiệm giải quyết vấn đề về khả năng của Siêu hình học, tức triết học, trong việc thiết lập các nguyên lý phổ quát về thế giới, về Thượng đế, và sự tự do nhờ sự giúp đỡ của các ý tưởng. Tuy nhiên ở điểm cao nhất này của tâm hồn lại xuất hiện hàng loât các nan giải, mà một trong số đó là sự hiện diện thường xuyên những phán đoán đối lập nhau, không thể đi đến những kết luận có tính chất dung hòa (trong khoa học và triết học càng rõ). Kant gọi đó là những nghịch lý (antinomie), những mệnh đề triết học đối lập nhau về cùng một đ6ói tượng, nhưng cả hai đều được chứng minh, chẳng hạn “ Thế giới có khởi điểm trong thời gian và được giới hạn trong không gian” va “Thế giới không có khởi điểm trong thời gian và không có giới hạn trong không gian, nó vô hạn cả trong”thời gian và không gian” Điều này, theo Kant, làm sáng tỏ hai điểm: 1)những “nghịch lý”, “tương phản” của lý trí tạo nên sự phân cực đẩy bi kịch trong lịch sử tư duy; 2) Khả năng của nhận thức con người. Vấn đề khả năng và giới hạn của nhận thức được Kant cô đọng trong quan niệm về “ Vật tự nó” và “Hiện tượng”. 

“Vật tự nó’ được Kant hiểu như: - cái tồng tại tự thân, khách quan, không lệ thuộc vào chủ thể nhận thức; - cái tác động thường xuyên lên cảm giác và gây ra cảm giác về sự tồn tại của nó; - cái mà nhận thức hướng tới tìm hiểu; - bản chất khép kín, tự tại, không thể nhận thức được. Những ví dụ điển hình về “Vật tự nó”: trong tôn giáo “Thượng đế, Cõi vĩnh hằng …); trong đời sống đạo đức (tâm hồn mỗi cá nhân có một khoảng “riêng”, không bộc lộ); trong khoa học (nhân loại trải qua bao thế hệ vẫn không dừng lại ở điểm “biết”, mà luôn cảm nhận cái “chưa biết” để hướng tới khám phá, Đó là một quá trình vô tận). 

“Hiện tượng được Kant hiểu như: - thế giới hiện ra cho ta muôn hình muôn vẻ; - sự phát lộ của ý thức qua hành vi (vui, buồn, hờn, giận, những cư xử …)

Theo cách lý giải đó chỉ có “hiện tượng” mới là đối tượng thực sự của khoa học, còn “vật tự nó” là cái mà khoa học khao khát nắm bắt. “Vật tự nó” hay “cái Tuyệt đối”, không thể là đối tượng trực tiếp của nhận thức, bởi lẽ nhận thức con người không gắn kết với nhiệm vụ nhận thức cái Tuyệt đối. Tuy nhiên cái Tuyệt đối là sự mời gọi các thế hệ nhân loại hướng tới. Nhận thức là quá trình vừa hữu hạn, vừa vô hạn; nó hữu hạn khi nắm bắt hiện tượng, nó vô hạn khi vươn tới ?vật tự nó’, cái không bao giờ mất đi. 

Như vậy trong quan niệm về “Vật tự nó” và “Hiện tượng của Kant có chứa đựng một số yếu tố bất khả tri. Bên cạnh đó Kant mong muốn chỉ ra khả năng và giới hạn của nhận thức, nhất là nhận thức khoa học. Theo kant, khoa học không xác lập tri thức nói chung, mà là thứ tri thức được chứng minh về mặt lô gíc và thực nghiệm, trong mỗi thời điểm chỉ bao hàm một phạm vi hạn chế của các hiện tượng. Thông qua khái niệm này Kant phê bình cả chủ nghĩa giáo điều lẫn những tham vọng vô căn cứ của lý trí. 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?