Chủ nghĩa thực chứng mới

Chủ nghĩa thực chứng-mới (Neo-Positivism) là một nỗ lực chuyển tất cả những vấn đề triết học sang phương diện ngôn ngữ, ngữ nghĩa học … Chỉ có ngôn ngữ, các hệ thống diễn đạt về thế giới, mới là đối tượng thực sự của triết học khoa học. B. Russell (1872 - 1970) và L. Wittgenstein (1889 - 1951) là những người đầu tiên khởi xướng cách tiếp cận này. Một số vấn đề: phép nhị phân, nguyên tắc quy ước, nguyên tắc kiểm chứng … R. Carnap (1891 - 1970) và “Nhóm thành Vienne”. 


Trong học thuyết kết cấu lôgíc của mình nguyên tắc quy ước (conventionalism) được đưa ra như nguyên tắc quyết định để hiểu tất cả các nấc thang và các khía cạnh của nhận thức khoa học. “Bộ khung ngôn ngữ” của triết học phân tích qua cách hiểu của Carnap làm rõ thêm nguyên tắc quy ước. Nguyên tắc kiểm chứng, đúng hơn, phép kiểm chứng (verification) giải quyết bài toán về ý nghĩa lôgíc của diễn đạt. Thực chất của nó là đem so sánh mệnh đề với sự kiện, chỉ ra tình huống kinh nghiệm chứng minh tính đúng, sai của mệnh đề. Mệnh đề chỉ biểu đạt cái mà ở đó có thể kiểm chứng, ý nghĩa của mệnh đề là ở phương pháp kiểm chứng nó. Nguyên tắc kiểm chứng, theo các nhà thực chứng mới, đáp ứng những đòi hỏi của tính khoa học nghiêm túc, chống lại siêu hình học cũ.

Trong nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới của CNTCM xuất hiện chủ nghĩa duy lý phê phán của K. Popper (1902 - 1994), người xây dựng lý thuyết phát triển tri thức khoa học theo những nguyên tắc khác với chủ nghĩa thực chứng thời kỳ trước đó, đặc biệt là nguyên tắc phủ định.
CNDLPP của Popper đề cập đến cả lĩnh vực chính trị - xã hội.
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?