Nho giáo Việt Nam nhìn từ truyền thống lịch sử - Chương Thâu

PGS.TS. Chương Thâu
 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một thực tế khách quan của các thời đại, của các dân tộc.

Thực tế này có căn cứ vững chắc trong sự phát triển xã hội. Đó là sự phát triển không đồng đều của các dân tộc, qua không gian và thời gian. Ở cùng một thời đại, ta thường thấy, ở một khu vực nào đó, có một dân tộc hoặc một vài dân tộc phát triển cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn các dân tộc khác ở xung quanh. Sự thực này ta có thể tìm thấy ở châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, ở thời xưa cũng như thời nay. Những dân tộc khác ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ thời nào muốn sống còn, muốn nâng cao mức sống của mình, không thể không học tập những dân tộc tiên tiến. Ta chưa hề thấy một dân tộc nào cứ chịu lạc hậu, cứ chịu áp bức bóc lột và nghèo nàn để chờ sự sáng tạo riêng của mình, không thèm học tập những dân tộc tiến bộ hơn mình. Điều này đúng với khoa học xã hội.


Trong "Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông - Tây nửa đầu thế kỷ XX", kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr. 83-107

Liên hệ BBT Triết học+
http://www.triethoc.info
triethoc@outlook.com
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?