Nho giáo trong nhận thức duy vật lịch sử của Đào Duy Anh (1904-1988) qua đọc tác phẩm "Khổng giáo phê bình tiểu luận"

PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới
Khoa Triết học, trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội

Đào Duy Anh là nhà sử học, nhà ngữ học, nhà  yêu nước, nhà văn hóa lớn. Ông còn là một trong những người có công lớn trong việc tiếp thu và đưa phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin vào các lĩnh vực khoa học xã hội vào Việt Nam. Từ thời kỳ cộng tác với cụ Huỳnh Thúc Kháng ở báo Tiếng Dân, ông đã sớm tiếp xúc với những tư tưởng tân tiến nhất của thời đại. Năm 1928 với sự cộng tác của Phan Đăng Lưu và các thanh niên yêu nước tiêu biểu của Đảng Tân Việt, ông đã lập nên nhà xuất bản Quan Hải tùng thư để truyền bá những tri thức khoa học xã hội tiến bộ. Hàng loạt tác phẩm do ông soạn dưới ánh sáng của các tư tưởng mácxít như: "Lịch sử nhân loại", "Lịch sử các học thuyết kinh tế", "Xã hội là gì?", "Dân tộc là gì?", "Tôn giáo là gì?", "Đông Tây văn hóa phê bình", "Phụ nữ vận động", "Pháp Việt từ điển", "Hán Việt từ điển"...

Kết hợp khối lượng tri thức uyên bác với phương pháp nghiên cứu mới đúng đắn - phương pháp của chủ nghĩa Mác, ông đã mở đường cho nhiều lĩnh vực khoa học xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ đóng góp của ông trong việc đưa phương pháp duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu đánh giá về Nho giáo, mở ra một hướng nghiên cứu khoa học mới về Nho giáo tại Việt Nam.

Trong "Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông - Tây nửa đầu thế kỷ XX", kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tr. 108-119

Liên hệ BBT Triết học+
http://www.triethoc.info
triethoc@outlook.com
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?