TS. Dương Quốc Quân - Quan niệm về thế giới của triết học Nho giáo

QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO

TS. DƯƠNG QUỐC QUÂN

T/c Các khía cạnh khoa học, Lb Nga

Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử nói về giới tự nhiên không nhiều. Trong học thuyết Nho giáo, trời có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Khổng Tử khi giảng giải đạo lý của mình thường nói đến trời, đạo trời, mệnh trời. Nhưng “Khổng Tử và các đồ đệ gần gũi nhất của ông không nói rõ trời một cách rõ ràng, hệ thống. Họ chỉ vận dụng các phạm trù trời, đạo trời, mệnh trời để làm chỗ dựa mạnh mẽ, thiêng liêng cho học thuyết và đạo lý của mình. Vì vậy, các câu hỏi trời là gì? Do đâu và tại sao mà có? Trời quan hệ với vạn vật, muôn loài như thế nào? thì trong tài liệu kinh điển của Nho gia ít thấy. Riêng những vấn đề về mối quan hệ giữa trời và người thì được nói nhiều, song vẫn không rành mạch và sáng tỏ”. 


GS.TS. Nguyễn Tài Thư - chuyên gia nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam đã nhận định: “Ở Khổng Tử có khi trời cũng là vị chúa tể của vạn vật, là ông thần tối cao có nhân cánh, nhưng có khi trời lại là giới tự nhiên”. Trả lời thắc mắc của học trò về trời, Khổng Tử  nói: “Trời có nói gì đâu ! Bốn mùa vận hành, vạn vật sinh ra và biến đổi mãi. Trời có nói gì đâu” (Luận ngữ, Dương hóa,18). Về sự vận động của vạn vật, ông cho rằng, “cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn,16). 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?