TS. Dương Quốc Quân - Lý và Khí trong Nho giáo Việt Nam

 LÝ VÀ KHÍ TRONG NHO GIÁO VIỆT NAM
TS. Dương Quốc Quân

Hội thảo khoa học quốc tế, LB Nga, 12/2013

Xem xét về nguồn gốc và bản chất của sự vật, Lê Quí Đôn cho rằng: “Tràn đầy vũ trụ là khí”, “khí trong vũ trụ chỉ là âm dương, ngũ hành (kim loại, gỗ, nước, lửa, đất)”, “khí sinh ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao, khoảng không vũ trụ, sấm, bão, v.v…”. Các nhà nghiên cứu việt Nam sau này đã cho rằng, quan điểm trên của Lê Quí Đôn đã phong phú hơn, có cơ sở chứng minh hơn là quan điểm về khí của các nhà lý học thời Tống Trung Quốc. (...)

Cũng giống như các nhà tư tưởng khác trong lịch sử Việt Nam, mặc dù không có những chuyên luận triết học riêng biệt, nhưng tư duy của Lê Quý Đôn vẫn đạt tới những vấn đề thuộc loại cơ bản của thế giới quan, những vấn đề có ý nghĩa triết học sâu sắc. (...)


Cao Xuân Huy, Nguyễn Hùng Hậu (các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam) đã nhận xét: “Lê Quí Đôn có thế giới quan rất đặc sắc. Rất tiếc, khuynh hướng học thuật hàn lâm, khuynh hướng lý luận, của ông và một số người khác như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Văn Siêu,v.v…mặc dù có ảnh hướng lớn đến một số nhà nho đương thời, như do cung cách khoa cử đã làm cho nó nhạt dần”. Bởi vậy, nho giáo Việt Nam về đại để và chủ yếu là đi vào những vấn đề thiết thực, cấp bách do đời sống xã hội đặt ra. Tuy nhiên, từ đó đi đến chỗ cho rằng, “nho giáo Việt Nam chỉ là nho giáo ứng dụng, tuyệt đối không đi vào lý luận”, như đánh giá của một số học giả nước ngoài, theo chúng tôi là chưa thỏa đáng. Quan niệm về lý và khí của Lê Quí Đôn trên đây là ví dụ để bác bỏ quan điểm đó. (...)
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?