TS. Dương Quốc Quân - Các giai đoạn phát triển cơ bản của Nho giáo tại Trung Quốc

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO TẠI TRUNG QUỐC 
(TS. DƯƠNG QUỐC QUÂN)

T/c Các khía cạnh khoa học, Lb Nga.

Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên dưới thời xuân thu. So với các học thuyết khác, Nho giáo là học thuyết có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả. Nó là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc suốt hai nghìn năm (tính từ thời Hán thế kỷ II trước công nguyên – thời kỳ độc tôn Nho giáo đến cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc). Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho giáo đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống. Nho giáo thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Quốc 


Cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX đã làm sụp đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, chấm dứt vị trí chính thống của Nho giáo trong đời sống xã hội, đồng thời kết thúc vai trò là khuôn vàng thước ngọc của kinh điển Nho giáo trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của Nho giáo đã không vì thế mà mất đi, ngược lại, nó có ảnh hưởng hết sức sâu sắc, không chỉ đối với đất nước và con người Trung Quốc mà còn ở một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nguồn bài viết:
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?