Sách mới: Đông phương luận
1) Tác giả:
EDWARD WADIE SAID (1935 – 2003), nhà phê bình văn học nổi tiếng mang quốc tịch Mỹ. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng trên nhiều phương diện, đặc biệt là chính trị. Những tác phẩm chính: Out of place; Beginnings; Culture and imperialism
2) Tác phẩm
Đông Phương luận liên quan chặt chẽ đến các động năng đầy hỗn độn trong lịch sử đương đại. Vì vậy, trong sách, tác giả đã nhấn mạnh rằng chữ “Phương Đông” và khái niệm “Phương Tây” không có tính ổn định nào về mặt bản thể luận, mỗi từ ấy đều do cố gắng của con người tạo ra, một phần là để khẳng định, một phần là để nhận dạng “Cái Khác” hay ‘Kẻ Khác”. Những hư cấu tuyệt đỉnh đó đã dễ dàng bị người ta thao túng và bị vận dụng nhằm mục đích điều khiển những cơn mê đắm tập thể, điều này là rõ ràng hơn bao giờ hết trong thời đại chúng ta, khi mà việc kích động nỗi sợ, lòng căm thù, sự ghê tởm, cùng với lòng tự cao và sự ngạo mạn đang trỗi dậy trở lại - phần lớn điều này liên quan đến một bên là đạo Hồi và người Arập còn bên kia là “chúng ta”, người phương Tây - đang diễn ra trên bình diện lớn.
EDWARD WADIE SAID (1935 – 2003), nhà phê bình văn học nổi tiếng mang quốc tịch Mỹ. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng trên nhiều phương diện, đặc biệt là chính trị. Những tác phẩm chính: Out of place; Beginnings; Culture and imperialism
2) Tác phẩm
Đông Phương luận liên quan chặt chẽ đến các động năng đầy hỗn độn trong lịch sử đương đại. Vì vậy, trong sách, tác giả đã nhấn mạnh rằng chữ “Phương Đông” và khái niệm “Phương Tây” không có tính ổn định nào về mặt bản thể luận, mỗi từ ấy đều do cố gắng của con người tạo ra, một phần là để khẳng định, một phần là để nhận dạng “Cái Khác” hay ‘Kẻ Khác”. Những hư cấu tuyệt đỉnh đó đã dễ dàng bị người ta thao túng và bị vận dụng nhằm mục đích điều khiển những cơn mê đắm tập thể, điều này là rõ ràng hơn bao giờ hết trong thời đại chúng ta, khi mà việc kích động nỗi sợ, lòng căm thù, sự ghê tởm, cùng với lòng tự cao và sự ngạo mạn đang trỗi dậy trở lại - phần lớn điều này liên quan đến một bên là đạo Hồi và người Arập còn bên kia là “chúng ta”, người phương Tây - đang diễn ra trên bình diện lớn.
Trang đầu của Đông Phương luận mở ra với việc mô tả Nội chiến Libăng nổ ra năm l975 và kết thúc năm l990, nhưng bạo lực và đổ máu vẫn tiếp tục cho đến phút này. Đã có thất bại của tiến trình hòa bình Oslo, cuộc nổi dậy thứ hai của nhân dân Palestine (intifada) và nỗi thống khổ khủng khiếp của họ khi Israel lại xâm lược vùng Bờ Tây và dải Gaza bằng máy bay F-l6 và trực thăng Apache liên tục tấn công các thường dân không được bảo vệ như là một phần của cuộc trừng phạt tập thể từ phía Israel. Hiện tượng đánh bom tự sát đã xuất hiện với hậu quả tàn phá ghê gớm, mà đặc biệt khủng khiếp và bi thảm như trong sách Khải Huyền dĩ nhiên là vụ 11/9 và hệ quả của nó là các cuộc chiến của Mĩ tại Afghanistan và Iraq.
Khi tôi viết các dòng này, cuộc xâm lược đế quốc và chiếm đóng phi pháp không được chuẩn thuận của Anh và Mĩ ở Iraq vẫn đang được tiến hành, mà hệ quả nhãn tiền là sự tàn phá về vật chất, bất ổn về chính trị và thêm những cuộc xâm lược mới thật sự khủng khiếp. Tất cả những điều này là một bộ phận của cái được giả định là xung đột của các nền văn minh, không kết thúc, không khoan nhượng, không thể sửa chữa hoặc giảm thiểu được.
Đánh giá bài viết?