Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện

Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện

sự ra đời của triết học Mác mà vai trò xã hội cũng như vị trí của triết học trong hệ thống  tri thức khoa học và đối tượng triết học có thay đổi căn bản.

Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản có cơ sở lý luận khoa học để nhận thức thực tiễn xã hội; từ đó định ra được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu quả. Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong trào vô sản đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác. Triết học Mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là "khoa học của mọi khoa học" đứng trên mọi khoa học, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học. Sự phát triển của khoa học ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại. Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?