Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar…
"Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar…" là cuốn sách dạy triết nhưng lại đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn.
Plato là triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, là học trò của Socrates và là thầy của Aristotle. Vậy một người lỗi lạc như vậy, minh triết như vậy thì có chuyện gì để nói với một con thú mỏ vịt, nhất là lại nói chuyện trong quán bar? Một cuốn sách nói về cuộc đàm đạo ấy, hẳn là toàn chuyện bông đùa, tếu táo tầm phào. Nhưng trongPlato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar... tếu thì có, mà tầm phào thì không.
Sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar... có nội dung lĩnh hội triết học thông qua truyện cười.
Sẽ khó để hình dung ra triết học và truyện cười lại có mối liên hệ với nhau. Một bên là những gì chuẩn xác, kết tinh của các tư duy để giải đáp những bí ẩn trong cuộc sống, một bên là chỉ để vui cười. Thế nhưng Thomas Cathcart và Daniel Klein đã viết một cuốn sách để tìm hiểu triết học thông qua truyện cười.
Cả hai tác giả đều tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại trường Harvard, nhưng lại theo đuổi những nghề nghiệp không liên quan tới triết học. Thomas nghiên cứu đời sống các băng đảng đường phố ở Chicago và ra vào nhiều trường Thần học, còn Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, thiết kế quảng cáo và viết những truyện ly kỳ, hồi hộp.
Bức tranh ở trang đầu tiên của cuốn sách miêu tả cảnh hiền triết Plato đang trò chuyện với con thú mỏ vịt, xung quanh có nhiều nhân vật lắng nghe như các bậc cao niên, bà sơ, con ngựa, voi, khỉ...
Xuất phát từ ý tưởng “kiếm tiền lúc về già từ những gì đã được học ở trường Harvard và những câu chuyện cười” mà hai người bạn ăn ý này đã bắt tay vào viết một cuốn sách với mục đích “Lĩnh hội triết học thông qua truyện cười”.
Hai tác giả kể ra rất nhiều câu chuyện để từ đó giúp người đọc đến và tìm hiểu về các khái niệm của Triết học như: Siêu hình học, Logic, Nhận thức luận, Đạo đức học, Chủ nghĩa hiện sinh… Trong mỗi phần đều có những câu chuyện cười, thoạt tiên đọc vui vẻ, sau đó, các tác giả sẽ bàn luận, đưa ra những câu hỏi, dẫn giải các vấn đề Triết học từ câu chuyện cười ấy. Hai tác giả thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính ra bài tập cho độc giả, đến cuối sách thì có hẳn bài Thi cuối khóabằng cách đưa ra ba truyện cười và đố độc giả mô tả quan điểm triết học mà ba truyện đó minh họa. Tới cuối sách, các tác giả vẫn giữ giọng văn hài hước: “Nếu bạn gửi bài thi đến website của chúng tôi, bạn nhận được một bằng danh dự cao nhất cho bài viết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn là một chai retsina (vang Hy Lạp) hoặc một cốc nhỏ chứa độc cần (chất độc có thể đã giết chết nhà triết học Socrates), do người thắng cuộc tự chọn”.
Bức tranh ở trang đầu tiên của cuốn sách miêu tả cảnh hiền triết Plato đang trò chuyện với con thú mỏ vịt, xung quanh có nhiều nhân vật lắng nghe như các bậc cao niên, bà sơ, con ngựa, voi, khỉ...
Xuất phát từ ý tưởng “kiếm tiền lúc về già từ những gì đã được học ở trường Harvard và những câu chuyện cười” mà hai người bạn ăn ý này đã bắt tay vào viết một cuốn sách với mục đích “Lĩnh hội triết học thông qua truyện cười”.
Hai tác giả kể ra rất nhiều câu chuyện để từ đó giúp người đọc đến và tìm hiểu về các khái niệm của Triết học như: Siêu hình học, Logic, Nhận thức luận, Đạo đức học, Chủ nghĩa hiện sinh… Trong mỗi phần đều có những câu chuyện cười, thoạt tiên đọc vui vẻ, sau đó, các tác giả sẽ bàn luận, đưa ra những câu hỏi, dẫn giải các vấn đề Triết học từ câu chuyện cười ấy. Hai tác giả thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính ra bài tập cho độc giả, đến cuối sách thì có hẳn bài Thi cuối khóabằng cách đưa ra ba truyện cười và đố độc giả mô tả quan điểm triết học mà ba truyện đó minh họa. Tới cuối sách, các tác giả vẫn giữ giọng văn hài hước: “Nếu bạn gửi bài thi đến website của chúng tôi, bạn nhận được một bằng danh dự cao nhất cho bài viết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn là một chai retsina (vang Hy Lạp) hoặc một cốc nhỏ chứa độc cần (chất độc có thể đã giết chết nhà triết học Socrates), do người thắng cuộc tự chọn”.
Giải thích về sự kết hợp giữa truyện cười và triết học, hai tác giả nói: Kết cấu và yếu tố gây cười của truyện tiếu lâm cũng như kết cấu và kết luận đúc rút từ các khái niệm triết học được tạo nên từ cùng thứ chất liệu. Chúng chọc ghẹo tâm trí theo cùng một cách. Đó là bởi triết học và tiếu lâm xuất phát từ cùng một thôi thúc: xáo trộn cảm thức của chúng ta về cách mà sự vật hiện hữu, lật ngược thế giới của chúng ta lên, và lôi ra những sự thật bị che giấu, thường là không hay ho gì, về cuộc đời. Cái mà các triết gia gọi là thấu thị thì các tếu gia gọi là châm biếm.
Cuốn sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… trước khi được phát hành đã bị 40 nhà xuất bản từ chối in. Nhưng đến khi nhà xuất bản thứ 41 phát hành thì sách nhanh chóng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất củaNew York Times và được dịch ra 20 thứ tiếng.
Bằng cách viết kết hài hước, lôi cuốn, hai tác giả Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… mở ra một cánh cửa gần gũi, giản dị để tiếp nhận triết học.
Cuốn sách Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… trước khi được phát hành đã bị 40 nhà xuất bản từ chối in. Nhưng đến khi nhà xuất bản thứ 41 phát hành thì sách nhanh chóng lọt vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất củaNew York Times và được dịch ra 20 thứ tiếng.
Bằng cách viết kết hài hước, lôi cuốn, hai tác giả Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar… mở ra một cánh cửa gần gũi, giản dị để tiếp nhận triết học.
Đánh giá bài viết?