Phương pháp Diễn dịch của Rene Descartes
Ta hẳn biết triết lý và toán học hiện đại khởi đầu bằng công trình của Rene Descartes. Phương pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đã theo học ở trường nổi tiếng Jesuit of La Fleche, đã thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ luật và sau đó tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh nghiệm. Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học.
Rốt cuộc, ông không hài lòng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền nhiệm trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều gì mà không gây tranh cãi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lãnh vực toán học mà ông tin đã được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn bản trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. Vì thế Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu riêng cá nhân. Nhưng theo ông, ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự nghi hoặc bởi vì sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả các phương pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức tốt hơn, và trong bài thuyết trình về phương pháp (Discourse on Method ), ông viết, "Cuối cùng tôi quyết định nghiên cứu tự mình tôi, và chọn con đường đúng".
Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lý mới đặt nền tảng trên một nguyên lý bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn còn nhớ câu : "hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lý đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm gọn trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông ta có thể dùng phương pháp lý luận mới xây dựng trên nguyên lý đầu tiên này, cuối cùng dẫn đến sự thống nhất mọi kiến thức. Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :
1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gì là đúng trừ phi tôi nhận ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn một mảy may ngờ vực nào nữa.
1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gì là đúng trừ phi tôi nhận ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn một mảy may ngờ vực nào nữa.
2- Quy tắc thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và vì nhỏ, đáp án dễ tìm hơn.
3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không nhất thiết phải thế.
4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót.
Tóm lại, phương pháp của ông đòi hỏi (1) chấp nhận là đúng chỉ khi ý tưởng ấy rõ ràng, không thể ngờ vực, (2)chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ, (3)đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và (4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề. Descartes đặt toàn thể phương thức triết lý về khoa học của ông trên phương pháp lý luận diễn dịch.
Descartes đã rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy. Ông ta còn băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".
Phạm vi tổng quát rõ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận thức của ông (epistemology) đòi hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức, kể cả thánh kinh. Về dữ kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lý mặc khải" (truths of revelation), ông bày tỏ :" Tôi không dám đặt những chân lý này vào những nhược điểm lý luận của tôi."
Rốt cục vì đức tin tôn giáo mà ông tự giam hãm trong cái vỏ kén của sự tự xét mình. Tuy nhiên, Descartes đã gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để cho phép con người lệ thuộc vào chính lý trí mình chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như xưa. Phần còn lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lý toàn diện như phương tiện chính thiết lập chân lý.
Sưu tầm
Đánh giá bài viết?