Phương pháp Biện chứng và Phương pháp Siêu hình là gì?

Phương pháp biện chứng và ph­ương pháp siêu hình

Một vấn đề rất quan trọng mà triết học phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện t­ợng của thế giới xung quanh ta tồn tại nh­ thế nào?

Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, nh­ng suy đến cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.

*. Ph­ương pháp siêu hình

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái cô lập, tách rời đối t­ợng khỏi các chỉnh thể khác; giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

- Nhận thức đối t­ợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân biến đổi nằm ở bên ngoài sự vật.

Nh­ư vậy, phư­ơng pháp siêu hình là ph­ơng pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại với một t­ duy cứng nhắc, "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại..mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh.. mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".(Sđd, t.20, tr.37).

*. Ph­ương pháp biện chứng

- Nhận thức đối tư­ợng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh h­ởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau.

- Nhận thức đối t­ượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện t­ợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.

Như­ vậy, ph­ương pháp biện chứng là phư­ơng pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, "không chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh..mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ thấy cây mà còn thấy cả rừng".

Phư­ơng pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đ­ợc thể hiện qua ba hình thức lịch sử của phép biện chứng: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật.

- Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả ph­ơng Đông và phương Tây đã thấy các sự vật, hiện t­ợng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Nh­ng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan, ch­a phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

- Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triết học cổ điển Đức (ng­ời khởi x­ớng là Cantơ và ng­ời hoàn thiện là Hêghen), lần đầu tiên trong lịch sử t­ duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của ph­ơng pháp biện chứng. Nh­ng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.

 - Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển d­ới hình thức hoàn bị nhất.



Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?