Nghệ thuật hậu hiện đại hiểu đúng như thế nào

Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 bùng nổ hàng loạt các trào lưu nghệ thuật được gọi chung là nghệ thuật hiện đại bao gồm: Ấn tượng, Dã thú, Lập thể, Da Da, Siêu thực, Biểu hiện, Tượng trưng, Trừu tượng, Lập thể nhịp điệu (Orphism), nghệ thuật Tối thiểu (Minimal art), nghệ thuật Phi đối tượng (Nonobjective art), nghệ thuật Giả động (Kinetic art), nghệ thuật Cụ thể (Concrete art), Conceptual art ( nghệ thuật Khái niệm), trường phái Tạo dựng (Conctructivism), hội họa hành động (action painting)... Riêng 2 trường phái DaDa và Khái niệm được các triết gia, các nhà phê bình nghệ thuật cho là khởi điểm của tư tưởng hậu đại. Điều đó chứng tỏ nhu cầu thay đổi cảm xúc, thay đổi thói quen thưởng ngoạn nghệ thuật, thay đổi tư duy, tâm lý cùng đồng hành hướng đến những cảm xúc mới, những nhận thức mới về cái đẹp. Cho dù tâm lý, thói quen, các định chế lâu đời của truyền thống cố tình lãng tránh hay kháng cự thị nó vẫn phát sinh ra đời và tồn tại...

Sự ra đời của hàng loạt các khái niệm mới : Anti,art (Phản nghệ thuật), Outsider art (nghệ thuật Bên ngoài), Neo- DaDa (Tân DaDa), Conceptual art (nghệ thuật Khái niệm), Psychedelic art nghệ thuật Ảo giác), Pop art (nghệ thuật Bình dân), Visionary art ( nghệ thuật Hư ảo), Fluxus art (nghệ thuật Dòng chảy), Interactive art (nghệ thuật Tương tác) -, Assemblage art (nghệ thuật kết hợp), Postminialism art (nghệ thuật Hậu tối giản), Land art (nghệ thuật Miền đất), Installation art (nghệ thuật Sắp đặt)- Lowbrow art (nghệ thuật Ít học), Graffiti art (nghệ thuật tranh trên tường đường phố), Digital art (nghệ thuật Kỹ thuật số), Telematic art (nghệ thuật viễn thông), Performance art (nghệ thuật Trình diễn), Video art (nghệ thuật Video), Neo, expressionism (nghệ thuật Tân biểu hiện), Appropriation art (nghệ thuật Chiếm hữu), Neo-Conceptual art (nghệ thuật Tân khái niệm), ASCII art (nghệ thuật thiết kế đồ họa có sử dụng máy tính), Pevement art (nghệ thuật vẽ trên vỉa hè), Plop art (nghệ thuật công cộng), Live art (nghệ thuật Sống), Internet art (Nghệ thuật internet)... được gọi là các trào lưu của nghệ thuật Hậu hiện đại (postmodermism art) và cũng được gọi chung là: nghệ thuật đương đại (bởi những trường phái trên thuộc về lĩnh vực mỹ thuật nên ta có thể gọi chính xác hơn là nghệ thuật thị giác đương đại) đã tạo nên những làn sóng mới trong thế giới nghệ thuật.

Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã ảnh hưởng bao trùm lên tư tưởng sáng tạo của rất nhiều nghệ sĩ đương đại. Thuật ngữ "hậu hiện đại" lần đầu tiên được sử dụng vào khoảng năm 1870 bởi họa sĩ người Anh John Watkins Chapman trong một phát biểu: "phong cách hậu hiện đại của một bức tranh mới như một cách để vượt qua trường phái ấn tượng Pháp". Triết gia người Anh J.M.Thompson, trong bài viết năm 1914 của ông trên tạp chí Hibbert (bình luận triết học hàng quý), sử dụng nó để mô tả những thay đổi trong thái độ và niềm tin trong các bài phê bình về tôn giáo: "Lý do tồn tại của hậu hiện đại là để thoát khỏi tâm hồn vô tư của chủ nghĩa hiện đại bằng cách lựa trọn kỹ lưỡng trong sự chỉ trích của mình cho sự mở rộng nó để tôn giáo cũng như thần học hay để cho cảm giác về Công giáo hiện đại cũng như Công giáo truyền thống"...

Theo nhà nghiên cứu người Nga sống ở Mỹ Mikhail Epstein thuật ngữ "chủ nghĩa hậu hiện đại" được coi xuất hiện lần đầu là ở cuốn sách Die Krisis der europaischen Kultur (1917) của nhà triết học Đức Rudolf Pannwitz để biểu thị chủ nghĩa hư vô trong văn hóa thế kỷ XX. Năm 1934 thuật ngữ này được nhà phê bình Tây Ban Nha Federico de Onis dùng trong sách Antología de la Poesía Espanola e Hispanoamericana để chỉ phản ứng thời đó đang tăng lên chống lại chủ nghĩa hiện đại đầu thế kỷ. Năm 1939 ra đời cuốn sách của nhà thần học Anh Bernard Iddings Bell "Religion for Living: A Book for Postmodernists" (Tôn giáo cho cuộc sống: một cuốn sách cho Hậu hiện đại) trong đó từ "chủ nghĩa hậu hiện đại" biểu thị phản ứng chống lại chủ nghĩa thế tục hiện đại và sự mở đầu một cao trào tôn giáo mới. Trong bộ sách nhiều tập Study of History của Arnold Toynbee, ở tập 5 ra năm 1939, từ "chủ nghĩa hậu hiện đại" là để chỉ thời kỳ xuất hiện xã hội đại chúng sau thế chiến I.

Có thể hiểu khái quát chủ nghĩa Hậu hiện đại: là một thuật ngữ mô tả phong trào hậu hiện đại trong nghệ thuật, đề ra những xu hướng văn hóa và các phong trào văn hóa nói chung của sau thời hiện đại. Nó thường xuyên phục vụ như là một thuật ngữ bao quát toàn bộ không rõ ràng cho cách giải thích: sự hoài nghi, sự mất lòng tin về các lý thuyết và các hệ tư tưởng có liên quan đến kiến trúc, văn học, nghệ thuật, phản ứng chống lại các nguyên tắc truyền thống và hiện đại; hoặc là một lý thuyết có liên quan đến việc đánh giá lại căn bản của các giả định hiện đại về bản sắc văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ... Tư tưởng hậu hiện đại thường nhấn mạnh đến xu hướng tạo dựng, chủ nghĩa lý tưởng, thuyết tương đối, đa nguyên, đa dạng và chủ nghĩa hoài nghi trong cách tiếp cận với tri thức và sự hiểu biết, có thể nói là một khái niệm khá "siêu hình", bản thân các triết gia cũng không đưa ra một lý thuyết xác định nào và đôi khi còn có nhiều mâu thuẫn trong cách hiểu chính xác về thuật ngữ này. Các nghệ sĩ hậu hiện đại buộc tội nghệ thuật hiện đại đã đánh mất vị trí quan trọng của nó... khẳng định thuyết hậu hiện đại nâng cao bình đẳng, dân chủ, hệ sinh thái và tính đa nguyên đa dạng, chủ nghĩa Hậu hiện đại rất hoài nghi về tất cả các tiến trình giác ngộ hiện đại và thuyết tiến bộ.

Chủ nghĩa Hậu hiện đại xem thế giới là hậu hiện đại, là xây dựng xã hội, khoa học hợp lý, trong đó sự thật được tìm thấy thông qua các phương pháp, điều tra xử lý xem xét các xã hội truyền thống, trong các di sản của chủ nghĩa Tân lãng mạn và của các nền văn minh Mỹ và phương Tây. Sự thật cũng được tìm thấy thông qua việc đạt được sự hài hòa với thiên nhiên và hoặc thăm dò tinh thần của bản thân bên trong con người. Ý tưởng hậu hiện đại trong triết học và phân tích của nền văn hóa xã hội mở rộng tầm quan trọng của những lý thuyết đã được xác định khởi hành cho các lĩnh vực văn học, kiến trúc và thiết kế đương đại cũng như có thể nhìn thấy trong tiếp thị, kinh doanh. Việc giải thích lịch sử, pháp luật và văn hóa, bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 20, đánh giá lại toàn bộ những phát triển và hệ thống giá trị phương Tây (tình yêu, hôn nhân, văn hóa, sự chuyển đổi từ công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ) đã diễn ra từ những năm 1950 và 1960 (đặc biệt bùng nổ mạnh trong cuộc Cánh mạng xã hội ở phương Tây vào năm 1968).

Những triết gia danh tiếng của chủ nghĩa Hậu hiện đại hầu hết là người Pháp: Jean Fracois Lyotard (1924 - 1998), Jacques Derida (1930, 1994), Jean Baudrillard (1929 - 2007), Michel Foucault (1926 - 1984). Ngoài ra, Phân tâm học Freud và chủ nghĩa Hiện sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nghệ sĩ đương đại. Khởi điểm sơ khai xúc tác ảnh hưởng đến tinh thần đương đại, xuất phát từ các nghệ sĩ Avant, gader (những người tiên phong) điển hình là nghệ sĩ người Pháp Marchel Duchamp.


"Tôi đã phải trả một cái giá đắt vô cùng cho những truyện cổ tích của tôi. Vì chúng mà tôi đã từ chối hạnh phúc mà đáng lẽ ra tôi đã được hưởng, đã bỏ ra quãng thời gian mà đáng lẽ sức tưởng tượng mặc dù là mạnh mẽ và sáng láng, phải nhường cho thực tế."
  • ANDERSEN
Nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Charles Baudelaire đã từng tuyên bố tiên tri: "Trí tuệ con người có bổn phận luôn phải khởi động lại", "Cái đẹp luôn khác thường".

Bản thân sự ra đời của các triết lý mới của triết học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quan điểm thẩm mỹ. Chủ nghĩa hiện sinh và Phân tâm học của Sigmund Freud cũng tác động tới cảm xúc tâm hồn tư duy của các nghệ sĩ đương đại. Triết thuyết của chủ nghĩa hiện sinh luôn xác tín của ý nghĩa nhân sinh. Mỗi con người phải giữ vững tự do, tính độc đáo của cá nhân mình và để có tự do thực sự, con người phải luôn hướng tới cái siêu việt, không có siêu việt thì không có hiện sinh trung thực.

Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, các quan niệm triết học, mỹ học, phân tâm học, tâm lý học, những hình ảnh từ truyền hình, quảng cáo, điện ảnh, Internet, kỹ thuật số, dồn dập ra đời. Buộc người làm nghệ thuật, tìm các giải thoát khỏi những ràng buộc, những chuẩn mực, những quan niệm của các hệ thống trước đây hay thường gọi là truyền thống thống trị.

Hầu hết các nhà phê bình nghệ thuật trên thế giới đều cho rằng: nghệ thuật hậu hiện đại xuất phát kế thừa từ nghệ thuật hiện đại. Thời gian cho sự chuyển đổi từ hiện đại đến hậu hiện đại là vào năm 1914 ở châu Âu. Còn nghệ thuật đương đại phát triển từ nghệ thuật hậu hiện đại.

Trong ngôn ngữ tiếng Anh bản địa từ "hiện đại" và "đương đại" có thể gọi gần như là đồng nghĩa. Thuật ngữ chủ đạo cho những tác phẩm nghệ thuật từ những năm 1950 cho đến hiện nay được gọi là "nghệ thuật đương đại". Nhưng không có nghĩa rằng tất cả những tác phẩm nghệ thuật của thời hiện nay đều là nghệ thuật đương đại bởi có nhiều nghệ sĩ vẫn làm việc sáng tác thuần túy theo tinh thần cổ điển và chủ nghĩa hiện đại (họ vẽ tranh hay làm điêu khắc thuần túy theo những lý thuyết, quan niệm, của các tổ phụ cổ điển và hiện đại tạo dựng nên như về quy luật bố cục, sự cân bằng thị giác, quy luật sáng tối đậm nhạt, nội dung chủ đề thuần nhất, đồng nhất về chất liệu, đồng nhất bút pháp, đồng nhất phong cách, đồng nhất trương phái, những quan niệm về đẹp và xấu, về sự trương tồn dài lâu của tác phẩm...). Cũng có nhiều nghệ sĩ chống lại xu hướng hậu hiện đại họ đưa ra khái niệm Siêu hiện đại (metamodernism) hay gọi là chủ nghĩa sau hậu hiện đại, và không phải tất cả những nghệ thuật dán nhãn đương đại là nghệ thuật hậu hiện đại (bởi tác phẩm của các nghệ sĩ hậu hiện đại thường là Conceptual art (nghệ thuật Khái niệm), Psychedelic art (nghệ thuật Ảo giác), Pop art (nghệ thuật Bình dân), Visionary art (nghệ thuật Hư ảo), Fluxus art (nghệ thuật Dòng chảy), Interactive art (nghệ thuật Tương tác) -, Assemblage art (nghệ thuật kết hợp), Postminialism art (nghệ thuật Hậu tối giản), Land art (nghệ thuật Miền đất), Installation art (nghệ thuật Sắp đặt ), Digital art (nghệ thuật Kỹ thuật số), Telematic art (nghệ thuật viễn thông), Performance art (nghệ thuật Trình diễn), video art (nghệ thuật Video)... đó là những trường phái nghệ thuật không sử dụng đến bút chấm vào màu để vẽ lên mặt phẳng 2 chiều của một tấm vải hay trên một tấm gỗ như các họa sĩ cổ điển hay hiện đại thường dùng để tạo nên một bức tranh nghệ thuật thuần túy, mà chủ yếu dựa trên công nghệ khoa học, kỹ thuật điện tử, vi tính, kỹ thuật số... trong không gian tự do ở bất kỳ đâu: trong nhà, sân khấu, ngoài trời... Việc phân loại "nghệ thuật đương đại" như một loại đặc biệt của nghệ thuật, chứ không phải là một cụm từ thuộc tính từ chung để gọi tên cho thời gian của thời hiện tại. Nhưng bởi nó được hình thành phát triển từ chủ nghĩa hậu hiện đại, và trở thành trào lưu lớn phổ quát rộng khắp toàn cầu vào nửa cuồi thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 nên khái niệm đương đại được ám chỉ áp dụng cho tất cả những nghệ sĩ có tác phẩm từ nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc, văn học, thơ ca, tiểu thuyết, âm nhạc, múa, sân khấu điện ảnh... sáng tạo theo tinh thần tư tưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại. Ngoài ra, trong từ điển Dictionary .com có một số định nghĩa khác: "nghệ thuật đương đại như công việc của các nghệ sĩ đang sống trong thế kỷ hai mươi mốt.", "nghệ thuật đương đại là của 20 phần trăm vào cuối thế kỷ 20 và năm phần trăm vào đầu thế kỷ 21 là một kết quả tự nhiên và một sự từ chối nghệ thuật hiện đại".

Hiểu theo một nghĩa tối thiểu nghệ thuật thị giác đương đại (mỹ thuật đương đại) là bao gồm cả nghệ thuật đương đại và nghệ thuật hậu hiện đại, những họa sĩ hay nhà điêu khắc làm việc vẫn sử dụng các phương tiện vật liệu của truyền thống như cây bút vẽ, màu vẽ, khung vải, gỗ, đá, kim loại... nhưng hoàn toàn không tuân theo bất kỳ một quy luật tiền lệ nào, trên mặt phẳng tranh, trên một bức tượng hay trong các tác phẩm nghệ thuật của họ là những tương phản đột biến từ chối các tiêu chuẩn nghệ thuật thông thường của nghệ thuật cổ điển và hiện đại. Họ đã cố gắng để mang lại cho nghệ thuật gần gũi với cuộc sống hàng ngày, (riêng trường phái Phản nghệ thuật (Anti art) có xu hướng ít chú trọng về bản sắc cá nhân và sáng tạo cá nhân, mà kết hợp hợp tác trong quá trình sáng tạo với các đồng nghiệp của họ) bằng cách kết hợp các đối tượng từ cuộc sống hàng ngày vào công việc trưng bày và thực hiện tác phẩm của họ ở cả bên ngoài trên đường phố cho mọi người xem. Chống thương mại hóa trong tâm trí của nghệ sĩ là nghệ thuật có thể là xấu, có thể là tốt hoặc không quan tâm xấu tốt , nhưng bất cứ điều gì như một tính từ được sử dụng đều có thể được gọi đó là nghệ thuật. Nghệ thuật xấu vẫn là nghệ thuật trong cùng một cách như một cảm xúc xấu vẫn là một cảm xúc nhưng không phán xét, không giải thích, không suy diễn, có sự soi rọi nội tâm, tính đồng diễn, phản xạ tự nhiên trong quá trình sáng tạo, mô phỏng, hài hước, châm biếm, diễn giải, nhại lại, sử dụng những tác phẩm sẵn co, thay đổi phiên bản, ẩn du, ám chỉ, bắt chước, lắp ráp, gép nối, cắt dán, đơn giản hóa, chiếm đoạt, tái chế, bổ sung làm lại, vay mượn tăng thêm hư cấu, ngẫu hứng tự nhiên, kết dính nhiều mảng kết cấu khác nhau trong cùng một tác phẩm, phân đoạn, không liên tục, đan xen hòa trộn những điều kỳ dị, ngớ ngẩn, tự do bất quy tắc, tuỳ tiện, điên rồ, phi lý, phi thực tế, vô chính phủ, pha trộn đời sống thực và không thực, vụng về, ngây thơ, có thể tạo nên sự hỗn loạn, kết hợp pha trộn ngẫu nhiên nhiều chất liệu, vật liệu và sử dụng ngay cả những đồ vật có sẵn trong thiên nhiên hoặc do chính con người chế tác nên, đa không gian, đa thời gian, đa sắc thái, đa phong cách, đa trường phái, đa thời đại, đa bản sắc, đa văn hóa, có thể có nhiều hình thái nghệ thuật khác nhau cùng hiện diện trong một tác phẩm, tự do thay đổi lịch sử theo thời gian, không phân biệt vô thức hay hữu thức bản ngã của tác gia, tạo cảm giác gây sốc, gây cảm hứng lật đổ ngông cuồng trong thế giới nghệ thuật, để mỗi sáng tác mang một ý nghĩa mỹ học tự thân và cố gắng vượt qua biên giới mỹ học hiện đại để đạt tới trạng thái siêu tự do (những khái niệm lý tưởng, bất tử, đẹp xấu... không còn là điều hệ trọng), thu hẹp khoảng cách, phá vỡ những rào cản giữa nghệ thuật và các hoạt động khác của con người, chẳng hạn như giải trí thương mại, công nghệ công nghiệp, thời trang, thiết kế... cũng đều được gọi là nghệ sĩ đương đại. Những hoạt động được tạo ra từ sự cô đơn và từ xung lực sáng tạo tinh khiết bản năng không có sự can thiệp của trường lớp đào tạo nghệ thuật, ví dụ như những bức tranh của những người bị bệnh tâm thần, điên mất trí, loạn thần kinh... vì đó là những sự kiện tạo nên những bất ngờ, kỳ dị, độc đáo rất quý giá đôi khi có thể hơn cả những sản phẩm của các nghệ sĩ chuyên nghiệp, nó ca ngợi và khuyến khích xã hội không có sự can thiệp vào tâm trí sáng tạo của người nghệ sĩ (khái niệm nghệ thuật đương đại đôi khi có thể mâu thuẫn với chính khái niệm nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại bởi cùng một phong cách hay trường phái nghệ thuật nhưng để gọi tên chính xác cho nó thuộc khái niệm nào vẫn được các nhà phê bình nghệ thuật tranh luận quyết liệt. Một số nhà phê bình nghệ thuật như Julian Spalding (người Anh) và Donald Kuspit (người Mỹ) cho rằng thái độ hoài nghi, thậm chí từ chối, là một phản ứng hợp pháp và hợp lý để nghệ thuật đương đại hơn, cũng có hay có thể hiểu là tự do vượt qua tất cả những quy tắc đã từng tồn tại để sáng tạo.

Triết gia, nhà phê bình nghệ thuật người Mỹ, Arthur Danto lập luận rằng khái niệm "đương đại" là một thuật ngữ rộng lớn hơn, và các đối tượng hậu hiện đại chỉ đại diện cho một "tiểu khu" của phong trào hiện đại. Một đối thủ cực đoan của chủ nghĩa hiện đại, nhà phê bình nghệ thuật danh tiếng người Mỹ Hilton Kramer mô tả hậu hiện đại như "một sáng tạo của chủ nghĩa hiện đại ở phần cuối của chiếc dây buộc mình". Jean-François Lyotard cho rằng chủ nghĩa Hậu hiện đại đã khai sinh ra một thời đại đã mới. Ông được cho là một nhà triết học lớn của chủ nghĩa Hậu hiện đại.

Còn nhà triết học Mác xít người Mỹ, Fredric Jameson lập luận rằng các điều kiện của cuộc sống hiện đại và công nghệ sản xuất hiện đại sẽ được phản ánh trong tất cả các hoạt động, bao gồm cả việc tạo ra nghệ thuật .
(còn tiếp)
Vân Thuyết
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?