Các tiền đề cho sự ra đời của triết học hiện sinh


"Hăy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hăy nói những lời nói thân thương khi bạn còn nghe được và khi tim bạn còn rung động."
  • Henry Beecher

Triết học hiện sinh là từ dùng để chỉ nghiên cứu của một nhóm các triết gia vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XX. Những người mà tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người, không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc và hành động. Trong triết học hiện sinh, xuất phát điểm của con người được đặc tả bởi cái từng được gọi là “thái độ hiện sinh” hay là một tình trạng nhất định hướng vào bối cảnh khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Nhiều nhà hiện sinh cũng coi triết học hàn lâm hoặc triết học truyền thống, ở các phong cách cũng như nội dung, là quá trừu tượng và tách biệt khỏi trải nghiệm cụ thể của con người.


Triết học hiện sinh hiện đại ra đời sau đại chiến thứ I, tại Đức. Trung tâm của triết thuyết này chuyển sang Pháp từ sau đại chiến II; tiếp đó thuyết hiện sinh được truyền sang châu Âu, Á, Phi, thập niên 60 đến Mỹ. Tác động tiêu cực của sự phát triển khoa học kỹ thuật cùng với tai hoạ của hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã tạo điều kiện cho triết học hiện sinh phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, triết học hiện sinh là kết quả của cuộc khủng hoảng xã hội và cuộc khủng hoảng về khoa học kỹ thuật.
Theo nghiên cứu của các nhà triết học phương Tây, những tư tưởng hiện sinh đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại, thể hiện trong tư tưởng của một số nhà triết học như Xôcrát,… Như vậy, trên thực tế, triết học hiện sinh là sự kế tục, sự phát triển đi lên của những tư tưởng hiện sinh của một số nhà triết học trong thời kỳ cổ đại.

Về mặt lý luận, triết học hiện sinh tìm thấy những nét tương đồng trong trết học Hy Lạp cổ đại, từ Xôrcát với câu nói nổi tiếng “hãy tự biết chính mình” .Tư tưởng đề cao con người này được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Ôguýtxanh thời kỳ Trung cổ. Ông là người bàn nhiều đến con người, đi sâu vào đời sống nội tâm, tâm linh, thân phận của con người. Đến thời hiện đại, các triết gia như Kiếckơgô, Haiđơgơ, Mácxen….đã chịu nhiều ảnh hưởng của triết học tôn giáo của Ôguýtanh khi bàn về con người và các nhà hiện sinh đã tập trung bàn về vấn đề bản thể người, tồn tại người- tồn tại hiện sinh. Nhìn chung, các nhà hiện sinh đều khai thác tối đa tư tưởng hiện sinh chống duy lý của Kiếckơgô và sử dụng phương pháp hiện tượng học Hútxéc làm công cụ để chuyển tải tư tưởng của mình. Nói cách khác, triết học hiện sinh ra đời kế thừa phương pháp hiện tượng học Đức và triết học Kiếckơgô.

J.P.Sartre là người có công lớn đưa hiện tượng học của Hútxéc và Haiđơgơ vào Pháp. Ông đặc biệt chú ý đến tính ý hướng về nhận thức của Hútxéc, M.Haiđơgơ (1889 – 1976), J.P.Sartre (1905 -1980), G. Mácxen (1889 – 1987), K.Giaxpe (1883 – 1969) là những người đã đưa triết học hiện sinh vào những năm giữa thế kỷ XX. Triết học hiện sinh còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Tây ban Nha, Nga, Nhật Bản, Mỹ, với các tên tuổi như N.Bécđiaép (1874 -1948), L.Chêxơtốp (1866 -1938)…căn cứ vào cách giải quyết về sự tồn tại của Thượng đế của các nhà hiện sinh, người ta đẫ chia triết học hiện sinh thành nhánh vô thần và nhánh hữu thần. Các nhà hiện sinh quan niệm, đời là vô nghĩa, phi lý, không có lực lượng nào có thể giải thoát cho người. Các nhà hiện sinh hữu thần cũng cùng quan niệm ấy, nhưng họ chông mong vào sự giải thoát của Thượng đế, kêu gọi con người vươn lên cuộc sống siêu nghiệm, ưu việt hơn.

Từ “triết học hiện sinh” được tạo ra bởi các nhà triết học người pháp Grabiel Marcel vào những năm 1940 và được sử dụng bởi J.P.Sartre trong bài thuyết trình của mình vào ngày 29/11/1945 tại Paris. Bài thuyết trình đó sau này được viết thành cuồn sách ngắn mang tựa đề “chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo”. Cuốn sách này làm cho tư tưởng hiện sinh trở nên nổi tiếng.

Sau khi ra đời, triết học hiện sinh tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa hiện sinh nổi lên như một phong trào trong văn học và triết học thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của một số nhà triết học thế kỷ XIX, nổi bật là Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzche. Vào thế kỷ XX, triết học hiện sinh nổi lên là một phong trào triết học với sự đóng góp của Martin Heiddeger, J.P.Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus và Dostersky cũng đã miêu tả chủ đề hiện sinh trong tác phảm văn học.

Triết học hiện sinh đã từng bước phát triển và trở thành một trào lưu của triết học Châu Âu lục địa trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai nó trở thành một phong trào được biết đến rộng rãi, đặc biệt qua danh tiếng và các tác phẩm của J.P.Sartre cùng một số các tác giả khác ở Paris sau giải phóng. Các tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ đề như nỗi sợ, sự buồn chán sự cô đơn lạc lõng, sự phi lý, tự do, cam kết và hư vô như là nền tảng của sự hiện sinh con người.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, triết học hiện sinh vẫn là một phong trào triết học và văn học nổi tiếng, chủ yếu thông qua hai ngòi bút nổi tiếng của Pháp là J.P.Sartre và Camus. Họ viết những tiểu thuyết, vỏ kịch, bài báo cũng như những tác phẩm chuyên luận. Trong thời gian này, tác phẩm “ Tồn tại và thời gian” của Heidegeer trở nên nổi tiếng ngoài nước Đức. Đây cũng chính là một trong số các điều kiện để triết thuyết hiện sinh phát triển ra các nước khác trên thế giới.
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?