8 cơn khủng hoảng cuộc đời theo Erickson

Theo Erickson, con người trải qua một loạt 8 cơn khủng hoảng tâm lý xã hội đặc trưng cho mỗi lứa tuổi của cuộc đời mà hậu quả thuận lợi và không thuận lợi sẽ có tính quyết định đối với sự phát triển nảy nở về sau của người đó.

Cơn khủng hoảng 1: Xuất hiện ở những năm đầu cuộc đời tương ứng với giai đoạn môi miệng của Freud. Nó tương ứng với cung cách các nhu cầu sinh lý cơ sở (bậc nhu cầu thứ nhất – theo Maslow) của trẻ có được người chăm sóc thoả mãn hay không thoả mãn. Tuỳ từng trường hợp mà đứa trẻ đó phát triển lòng tin cơ bản vào thế giới hay ngược lại, ngờ vực thế giới.

Cơn khủng hoảng 2: Gắn với sự tập luyện đầu tiên và chủ yếu là tập luyện sạch sẽ - tương ứng với giai đoạn hậu môn của Freud. Nếu trong giai đoạn này bố mẹ hiểu con và giúp con làm chủ cơ thể mình thì đứa bé có kinh nghiệm tự chủ. Ngược lại, sự kiểm tra quá nghiêm khắc hoặc không nhất quán từ bên ngoài ngoài tác động vào chỉ có thể dẫn đến sự hổ thẹn và sự hoài nghi nhất là liên quan đến sợ hãi mất làm chủ cơ thể của trẻ.

Cơn khủng hoảng 3: Tương ứng với trẻ bé tí. Đây là thời kỳ trẻ khẳng định bản thân. Những dự án trẻ có trong mọi lúc mà người lớn để trẻ em thực hiện và cho phép em có được óc sáng kiến. Ngược lại tinh thần thất bại lặp lại và không có trách nhiệm có nguy cơ đưa trẻ đến cam chịu và có mặc cảm tội lỗi.

Cơn khủng hoảng 4: Xuất hiện ở tuổi đi học của trẻ. ở trường, trẻ học làm việc, chuẩn bị cho các nhiệm vụ tương lai. Từ đó kết quả là ở trẻ hình thành sự ham thích làm việc tốt hoặc mặc cảm tự ti về sự kém cỏi của bản thân khi sử dụng các phương tiện và công cụ không thành công hoặc khi đứng trước bạn bè. Kết quả này do không khí học tập và phương pháp giáo dục ở nhà trường tạo nên.

Cơn khủng hoảng 5: Còn gọi là khủng hoảng tuổi dậy thì, xảy ra khi thanh thiếu niên nam và nữ trải qua khi đi tìm bản sắc của mình. Bản sắc liên quan đến sự thống hợp các kinh nghiệm trước đây với các tiềm năng, này các lựa chọn phải thực hiện. Nếu trẻ không thể hoặc khó có thể tạo ra tinh thần bản sắc sẽ dẫn đến sự phân tán bản sắc hoặc lẫn lộn vai trò phải đóng trên bình diện cảm xúc, xã hội, nghề nghiệp của trẻ trong giai đoạn đó và trong suốt cuộc đời.

Cơn khủng hoảng 6: Dành riêng cho những người lớn trẻ tuổi, tương ứng với việc đi tìm sự thân mật với một đối tác mình yêu để cùng chia sẻ tình cảm, chu kỳ làm việc, sự sinh sản con cái và sự giải trí nhằm đảm bảo cho các con một sự phát triển đầy đủ. Ngược lại, nếu một người nào đó tránh các trải nghiệm này thì sẽ dẫn đến tự cách ly và co mình lại, xa lánh xã hội và mọi người xung quanh.

Cơn khủng hoảng 7: Xảy ra ở độ tuổi 40. Đặc điểm của nó là tính sản sinh, chủ yếu là quan tâm và giáo dục thế hệ tiếp theo, thể hiện bằng khả năng tạo kết quả và tính sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu ngược lại sự tiến hoá của đôi lứa không đi theo lối đó có nguy cơ bị trì trệ trong sự giải thân mật, đưa lứa đôi đến sống cho mình và tất yếu dẫn đến nguy cơ nghèo nàn mối quan hệ giữa hai người.

Cơn khủng hoảng 8: Tương ứng với tuổi già, là kết quả của các giai đoạn trước và kết cục của nó là tuỳ cung cách mà mỗi người vượt qua các giai đoạn đó. Xuất phát từ bảng tổng kết các việc đã làm trong quá khứ và việc chấp nhận chúng như là một hệ thống không thể thay đổi mà con người đạt đến sự toàn vẹn cá nhân. Khi mà sự toàn vẹn của các hành động trong quá khứ không thể thực hiện được thì con người sẽ kết thúc đời mình trong cái chết và trong nỗi thất vọng không thể làm lại cuộc đời.

(Trích từ Tài liệu Tâm lý học phát triển)
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?