Các nhà khai sáng - duy vật Pháp và quan niệm duy vật về tự nhiên
Nhiệm vụ mà các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đặt ra cho mình là khắc phục quan niệm hữu thần về tự nhiên và quan niệm nhị nguyên về con người, đem đến cách tiếp cận thực thể – phát triển về tự nhiên trên cơ sở những thành tựu của khoa học thời đại mình. Đào sâu hơn nữa quan niệm "causa sui" của Spinoza, các nhà duy vật Pháp khẳng định: “Tự nhiên là nguyên nhân tự nó; nó sẽ tồn tại và vận động vĩnh viễn; nó không chịu bất kỳ sự tác động nào từ bên ngoài” (Holbach). Tính tích cực nội tại và tự vận động của vật chất là cơ sở để bác bỏ “vận động thuần túy”, xác lập quan niệm về sự thống nhật vật chất – vận động, về phương thức tồn tại của vật chất - không gian và thời gian (Diderot). Lẽ cố nhiên các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII chưa thể chấm dứt ngay những ràng buộc đối với truyền thống (La Metrie: vận động là thuộc tính thứ hai của vật chất, sau quảng tính), song họ đã thực sự hạn chế bớt yếu tố máy móc – siêu hình trong quan niệm về tự nhiên:
- Giải phóng khái niệm vật chất và vận động ra khỏi cách lý giải ấu trĩ, phiếm thần và thần luận;
- Đến gần với quan niệm biện chứng về phát triển (mối liên hệ và sự tự phát triển của các sự vật hiện tượng);
- Không dừng lại ở cách hiểu nguyên thủy về vận động (vận động cơ học), mà tìm hiểu các hình thức vận động khác nhau, bắt đầu lý giải vận động như “mọi sự thay đổi nói chung”;
Trong quan niệm về con người, các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII vẫn còn dừng lại ở hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật (La Metrie với hình ảnh “con ngừoi – cỗ máy”, Diderot, Holbach với chủ nghĩa “duy giáo dục";
Đánh giá bài viết?