Nghịch lý kẻ nói dối

Nghịch lý ngữ nghĩa cổ xưa nhất mang tên nghịch lý kẻ nói dối, do Eubulides – thế kỉ thứ IV TCN – đặt ra: “Một người nói rằng anh ta đang nói dối. Vậy anh ta nói thật hay nói dối?”. Thời Trung cổ, nói về nghịch lý này, người ta thường dẫn lời thi sĩ Épiménide người xứ Crétois: “Mọi người Crétois đều nói dối”. Có thể nói một cách ngắn gọn là:

(1) Tôi nói dối.

Tôi nói dối tức là tôi nói một điều sai. “Tôi nói dối” là một điều sai, cũng có nghĩa là tôi không nói dối, mà là tôi nói một điều đúng. Vậy thì “Tôi nói dối” là một điều đúng, tức là tôi nói dối. Nhưng tôi nói dối tức là… Quá trình này cứ thế lặp lại, không thể kết luận được câu (1) là đúng hay sai.



Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?