Triết học Tiền Cổ đại
Người ta thường coi triết học Tiền Cổ đại chia thành hai thời kỳ, Tiền Parmenides và Hậu Parmenides, và như vậy, nhân vật Parmenides (sinh khoảng 520 tr. CN) là trụ cột. Triết học Tiền Parmenides, nguồn cội của triết học cổ đại Tây phương, xảy ra trong vùng Ionia là chính (vùng Tây Nam Anatolia ngày nay) và trên hết trong thành phố–nhà nước Miletus (ngày nay là thành phố Milet).
Triết gia Hy lạp đầu tiên, trên một số bình diện, đúng hơn nên được xác định là khoa học gia nguyên thuỷ. Họ quan tâm đến vấn đề nguồn gốc, phát triển, và trật tự của thế giới tự nhiên, của nhân loại, và của xã hội, theo trình tự trên. Khác với khoa học gia, tìm hiểu của họ không, hoặc chỉ trong một mức độ hết sức giới hạn, dựa vào thử nghiệm và các giả định phi-kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong quan niệm của họ về một thế giới vật chất và sự phát triển của nó. Ví dụ, một triết gia Tiền Cổ đại lý luận rằng quả đất không thể là trung tâm của vũ trụ bởi vì trung tâm là vị trí uy thế cao nhất phải được một vật có uy thế cao nhất ngự vì, và đó không phải là quả đất. Lý luận như thế đối với chúng ta là buồn cười và kỳ lạ bởi vì chúng ta tin rằng câu trả lời cho câu hỏi "quả đất ở vị trí nào trong vũ trụ?" phải dựa vào một loại dữ kiện thực nghiệm nhất định và cũng vì chúng ta không xác định một phần không gian nào tự nó có giá trị hơn hoặc kém. Nhưng, rõ ràng, chủ nghĩa thực nghiệm cũng như quan hệ giữa đạo đức và vật lý có vai trò rất khác trong vũ trụ luận xưa kia.
Triết gia Hy lạp đầu tiên, trên một số bình diện, đúng hơn nên được xác định là khoa học gia nguyên thuỷ. Họ quan tâm đến vấn đề nguồn gốc, phát triển, và trật tự của thế giới tự nhiên, của nhân loại, và của xã hội, theo trình tự trên. Khác với khoa học gia, tìm hiểu của họ không, hoặc chỉ trong một mức độ hết sức giới hạn, dựa vào thử nghiệm và các giả định phi-kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng trong quan niệm của họ về một thế giới vật chất và sự phát triển của nó. Ví dụ, một triết gia Tiền Cổ đại lý luận rằng quả đất không thể là trung tâm của vũ trụ bởi vì trung tâm là vị trí uy thế cao nhất phải được một vật có uy thế cao nhất ngự vì, và đó không phải là quả đất. Lý luận như thế đối với chúng ta là buồn cười và kỳ lạ bởi vì chúng ta tin rằng câu trả lời cho câu hỏi "quả đất ở vị trí nào trong vũ trụ?" phải dựa vào một loại dữ kiện thực nghiệm nhất định và cũng vì chúng ta không xác định một phần không gian nào tự nó có giá trị hơn hoặc kém. Nhưng, rõ ràng, chủ nghĩa thực nghiệm cũng như quan hệ giữa đạo đức và vật lý có vai trò rất khác trong vũ trụ luận xưa kia.
Bài thơ Về Thiên nhiên của Parmenides là một cột mốc trong lịch sử triết học Tây phương. Sáng tác vào cuối thế kỷ thứ sáu tr. CN tại Elea (ngày nay là Velia ở Tây Nam nước Ý), Parmenides phê phán sự bận tâm quá mức của các bậc tiền bối Ionia của ông về nguồn gốc và phát triển của thiên nhiên và cư dân trong đó. Ông biện luậnrằng, chỉ thuần trên cơ sở lô-gíc, thực tế dĩ nhiên phải đồng nhất, không thay đổi được, nhất thể vĩnh viễn và đó là đối tượng duy nhất của hiểu biết. Parmenides bảo vệ quan điểm này, tiếp đó, gán các tường thuật về thế giới tự nhiên biến dạng và cảm nhận được xuống địa vị ý kiến, và hệ quả là tạo ra sự tách biệt nhận thức luận giữa một bên là cái biết về vũ trụ dựa trên chủ nghĩa thực nghiệm, và (ít nhất cũng cho) một bên là, cái biết về vũ trụ dựa trên lý luận phi thực nghiệm hay chủ nghĩa thuần lý.
Triết học Hậu-Parmenides Tiền-Cổ đại được mô tả bằng những cố gắng hoà giải các kết luận của Parmenides trên quan điểm đồng thuận chung, là thực tế gồm có sự giao tiếp qua lại sống động của các sự vật cảm nhận được. Thật thế, đa số các triết gia hậu Parmenides Tiền Cổ đại chấp nhận các nguyên tố cơ bản của thực tế là không sinh, không hoại, và ít nhất tự nội, không biến đổi. Ví dụ, Democritus cho rằng nguyên tử vật chất cấu thành chất cơ bản của thế giới. Tuy thế, hậu duệ của Parmenides cũng chấp nhận là thay đổi có thật, chính xác là, các nguyên tố nền tảng của vũ trụ vận động, dù chúng là gì đi nữa; chính xác hơn là, chúng hợp hay trộn lẫn và tan rã hay tan biến, nhờ đó phái sinh nhiều loại thực thể và biểu lộ của chúng thường được quan sát thấy.
Triết học Hậu-Parmenides Tiền-Cổ đại được mô tả bằng những cố gắng hoà giải các kết luận của Parmenides trên quan điểm đồng thuận chung, là thực tế gồm có sự giao tiếp qua lại sống động của các sự vật cảm nhận được. Thật thế, đa số các triết gia hậu Parmenides Tiền Cổ đại chấp nhận các nguyên tố cơ bản của thực tế là không sinh, không hoại, và ít nhất tự nội, không biến đổi. Ví dụ, Democritus cho rằng nguyên tử vật chất cấu thành chất cơ bản của thế giới. Tuy thế, hậu duệ của Parmenides cũng chấp nhận là thay đổi có thật, chính xác là, các nguyên tố nền tảng của vũ trụ vận động, dù chúng là gì đi nữa; chính xác hơn là, chúng hợp hay trộn lẫn và tan rã hay tan biến, nhờ đó phái sinh nhiều loại thực thể và biểu lộ của chúng thường được quan sát thấy.
Đánh giá bài viết?