Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX

Tác Giả:TS. Trần Thị Hạnh
Nhà Xuất Bản: Nxb chính trị Quốc Gia 
Giá bìa: 53.000 VNĐ
Số trang:324


Qúa trình chuyển biến tư tưởng của đội ngũ nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX diễn ra trong bối cảnh những biến chuyển của lịch sử xã hội Việt Nam và thế giới và của chính bản thân họ. Nó thể hiện lôgíc phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lịch sử xã hội. Qúa trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ trong giai đoạn này có vai trò như dấu gạch nối cần thiết cho sự truyền bá và phát triển của tư tưởng cách mạng vào Việt Nam giai đoạn sau.

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – sự thật xuất bản cuốn sách : Qúa trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX. Nhằm góp phần nghiên cứu tư tưởng duy tân, làm sáng tỏ biện chứng quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX thông qua đại diện là lớp trí thức Nho sĩ duy tân tiêu biểu.

Cuốn sách góp phần nghiên cứu tư tưởng duy tân, làm sáng tỏ biện chứng quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX thông qua đại diện là lớp trí thức Nho sĩ duy tân tiêu biểu. Cuốn sách tập trung phân tích những điều kiện, tiền đề và nội dung cơ bản của quá trình chuyển biến tư tưởng của các Nho sĩ duy tân Việt Nam; nhận định, đánh giá những kết quả, hạn chế của quá trình đó đối với lịch sử tư tưởng và xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử 30 năm đầu thế kỷ XX.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Điều kiện, tiền đề cho sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX

Chương 2: Nho sĩ Duy tân đổi mới tư tưởng theo khuynh hướng tư tưởng dân chủ

Chương 3: Nho sĩ Duy tân thay đổi phương thức hoạt động thực tiễn nhằm cải biến xã hội Việt Nam.
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?