Những triết gia tí hon
Văn Thanh (theo Elle)
- Em có ý kiến!
- Cho phép em nói.
- Thưa cô…
Hàng chục cánh tay giơ lên, hàng chục cái miệng bé bé xinh xinh tranh nhau xin nói. Trước mặt các em là những chiếc bánh ngọt, những cốc nước cam vàng thắm.
Cô giáo Brigitte Labbé mỉm cười, chỉ một em học sinh nam độ 8 tuổi hỏi:
- Em có biết hôm nay chúng ta nói chuyện gì không?
- Dạ có, em nhanh nhảu đáp, nói về hạnh phúc và bất hạnh ạ.
- Đúng, theo em thế nào là bất hạnh?
- Là đánh vỡ một chiếc lọ ạ.
Nói xong em uống một ngụm nước cam.
Một em khác cho cãi nhau là bất hạnh.
Thế còn hạnh phúc là gì? Là có nhiều tiền, là có em bé, là có một chiếc xe mới, là lấy vợ…
Cô Brigitte lắng nghe tất cả những ý kiến đó, rồi đề nghị các em xếp hạnh phúc thành 2 loại: một loại do mình tạo ra, một loại nhờ người khác mà có. Các em vừa ăn bánh, uống nước cam, vừa thực hiện yêu cầu của cô giáo và cuối cùng, chúng cũng hiểu được rằng, hạnh phúc dựa vào những thứ không do mình tạo ra là một hạnh phúc bấp bênh, khó thực hiện.
Ở các lớp lớn, các em trao đổi sâu sắc hơn, phong phú hơn và cũng triết lý hơn. Tại một cuộc trao đổi do Yves Michaud tổ chức cho học sinh lớp 8 để bàn về hạnh phúc, thì chỉ vài phút đầu tiên đã có những ý kiến cũng giống như ý kiến của học sinh lớp 3, nghĩa là hạnh phúc là có kẹo, có quà Noel… Nhưng ngay sau đó, các em chuyển đề tài ngay. Khi Yves Michaud nêu vấn đề hạnh phúc phụ thuộc vào chính mình và hạnh phúc phụ thuộc vào người khác, em Michael nói ngay rằng, cách phân biệt hạnh phúc như vậy sẽ làm chúng ta mất nhiều niềm vui. Michaud nêu ví dụ về tình yêu. Ồng nói: "Yêu ai là hạnh phúc nhưng cũng sẽ chuốc lấy đau khổ nếu người đó mất đi". Em Sarah không đồng ý. Em nói: "Khi con mèo của em chết, em rất buồn, nhưng bây giờ cứ nghĩ lại những lúc chơi đùa với nó, em lại thấy vui”. Ông Michaud lật lại vấn đề: "Điều em nói cực kỳ phức tạp, như vậy theo em, một hạnh phúc mất đi có thể trở thành hạnh phúc vĩnh viễn nếu ta nghĩ tới nó. Em lấy ví dụ con mèo. Nếu là con người thì sao?".
Khi buổi tranh luận kết thúc, ông Michaud thừa nhận đã rất ngạc nhiên về tư duy có tính triết học của các em.
Các em thường có những câu hỏi, những thắc mắc như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta trả lời ra sao. Không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
Từ thời Socrates đến nay, người ta biết trẻ em có một tư duy triết học bẩm sinh. Đối với chúng, không có cái gì là tại sao nó thế, mà phải có đầu có đuôi. Cái gì các em cũng muốn hỏi cho ra nhẽ. Cái gì cũng làm các em băn khoăn, ngạc nhiên. Sự tò mò hồn nhiên đó là một đặc thù của tinh thần triết học. Các em đều là các triết gia, các triết gia tí hon. Nhưng có phải vì thế mà người lớn đã tạo điều kiện cho các em tiếp cận với triết học không? Cho đến gần đây, câu trả lời vẫn là không. Không có một quyển sách, một lớp học nào dạy các em về triết học.
Gần đây đã có đôi chút chuyển biến về vấn đề này. Nhà xuất bản Milau đã cho ra đời loại sách "vừa ăn vừa nói chuyện triết học". 300.000 bản đã được các triết gia tí hon mua. 15 nước đã dịch những sách này. Một số tờ báo cũng dành một chuyên mục về đề tài này. Từ một năm nay, triết gia Yves Michaud đã viết bài cho chuyên mục triết học của Tạp chí Okapi. Chuyên mục này được nhiều bạn đọc coi là một trong những chuyên mục hay nhất của Tạp chí.
Nhưng dạy triết học cho các em ở lớp nào, lứa tuổi nào thì có hiệu quả nhất. Trường Tiểu học Vieira da Silva cho các em nhập môn này từ lớp 2. Triết gia Michaud không tán thành dạy triết học cho các em vào bất cứ lứa tuổi nào. Ông nói: “Tôi đã thử nghiệm với các học sinh lớp 1, nhưng không thành công, vì các em cứ quẩn quanh không ra khỏi vấn đề". Vậy vào lứa tuổi nào thì thích hợp. Về mặt trình độ, đó là từ tuổi 12, tuổi đã bắt đầu biết tư duy.
Tại Pháp, báo chí, một số thầy cô giáo đã quan tâm đến vấn đề này. Khi được hỏi về việc dạy triết học cho học sinh phổ thông, ủy ban thanh tra sư phạm đã trả lời: "Chúng tôi được biết, hiện đang có các thử nghiệm về dạy triết học ở các lớp tiểu học và trung học cơ sở, còn chúng ta đã dạy triết học ở lớp 12 từ 40 năm nay rồi".
Các em thường có những câu hỏi, những thắc mắc như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta trả lời ra sao. Không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
Từ thời Socrates đến nay, người ta biết trẻ em có một tư duy triết học bẩm sinh. Đối với chúng, không có cái gì là tại sao nó thế, mà phải có đầu có đuôi. Cái gì các em cũng muốn hỏi cho ra nhẽ. Cái gì cũng làm các em băn khoăn, ngạc nhiên. Sự tò mò hồn nhiên đó là một đặc thù của tinh thần triết học. Các em đều là các triết gia, các triết gia tí hon. Nhưng có phải vì thế mà người lớn đã tạo điều kiện cho các em tiếp cận với triết học không? Cho đến gần đây, câu trả lời vẫn là không. Không có một quyển sách, một lớp học nào dạy các em về triết học.
Gần đây đã có đôi chút chuyển biến về vấn đề này. Nhà xuất bản Milau đã cho ra đời loại sách "vừa ăn vừa nói chuyện triết học". 300.000 bản đã được các triết gia tí hon mua. 15 nước đã dịch những sách này. Một số tờ báo cũng dành một chuyên mục về đề tài này. Từ một năm nay, triết gia Yves Michaud đã viết bài cho chuyên mục triết học của Tạp chí Okapi. Chuyên mục này được nhiều bạn đọc coi là một trong những chuyên mục hay nhất của Tạp chí.
Nhưng dạy triết học cho các em ở lớp nào, lứa tuổi nào thì có hiệu quả nhất. Trường Tiểu học Vieira da Silva cho các em nhập môn này từ lớp 2. Triết gia Michaud không tán thành dạy triết học cho các em vào bất cứ lứa tuổi nào. Ông nói: “Tôi đã thử nghiệm với các học sinh lớp 1, nhưng không thành công, vì các em cứ quẩn quanh không ra khỏi vấn đề". Vậy vào lứa tuổi nào thì thích hợp. Về mặt trình độ, đó là từ tuổi 12, tuổi đã bắt đầu biết tư duy.
Tại Pháp, báo chí, một số thầy cô giáo đã quan tâm đến vấn đề này. Khi được hỏi về việc dạy triết học cho học sinh phổ thông, ủy ban thanh tra sư phạm đã trả lời: "Chúng tôi được biết, hiện đang có các thử nghiệm về dạy triết học ở các lớp tiểu học và trung học cơ sở, còn chúng ta đã dạy triết học ở lớp 12 từ 40 năm nay rồi".
Nguồn: Chân trời UNESCO
Đánh giá bài viết?