Không thể có UNESCO nếu không có triết học
SANDRO CHIA
UNESCO luôn được gắn liền với triết học, nhưng không phải triết học tư biện hay chuẩn tắc, mà là sự truy vấn mang tính phê phán cho phép nó mang lại ý nghĩa cho đời sống và cho hành động trong bối cảnh quốc tế.
UNESCO được sinh ra từ một quá trình truy vấn về khả thể của, và những điều kiện cần thiết cho, việc xác lập nền hòa bình lâu dài và sự an ninh trong thế giới. Do đó, tổ chức này là một sự câu trả lời về mặt định chế cho một câu hỏi triết học từng được Viện phụ Saint-Pierre và Emmnanuel Kant đặt ra.
Và, người ta cũng có thể tuyên bố rằng nó là một định chế triết học, bởi lẽ nó muốn góp phần vào việc duy trì nền hòa bình và sự an ninh bằng cách tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo lòng tôn trọng phổ quát đối với công lý, với pháp luật, với quyền con người và các quyền tự do nền tảng cho tất cả, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo, vốn đã được ghi nhận cho tất cả các dân tộc trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu cuối cùng này là việc công nhận và thực hiện đầy đủ một nền triết học nào đó về pháp luật, về quyền con người và về lịch sử phổ quát bằng các phương tiện, mà các phương tiện ấy cũng chính là các phương tiện triết học.
Nhưng nói như thế này thì tốt hơn: UNESCO không có một nền triết học theo nghĩa đen của từ, bởi lẽ nó muốn được vinh dự là một nơi trao đổi và đối thoại về sự đa nguyên của các kinh nghiệm tư tưởng và của các nền văn hóa trên thế giới.
Cho nên thay vào đó, ta có thể nói rằng UNESCO là một nền triết học. Và nó có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện của nền triết học này.
UNESCO được sinh ra từ một quá trình truy vấn về khả thể của, và những điều kiện cần thiết cho, việc xác lập nền hòa bình lâu dài và sự an ninh trong thế giới. Do đó, tổ chức này là một sự câu trả lời về mặt định chế cho một câu hỏi triết học từng được Viện phụ Saint-Pierre và Emmnanuel Kant đặt ra.
Và, người ta cũng có thể tuyên bố rằng nó là một định chế triết học, bởi lẽ nó muốn góp phần vào việc duy trì nền hòa bình và sự an ninh bằng cách tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo lòng tôn trọng phổ quát đối với công lý, với pháp luật, với quyền con người và các quyền tự do nền tảng cho tất cả, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo, vốn đã được ghi nhận cho tất cả các dân tộc trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu cuối cùng này là việc công nhận và thực hiện đầy đủ một nền triết học nào đó về pháp luật, về quyền con người và về lịch sử phổ quát bằng các phương tiện, mà các phương tiện ấy cũng chính là các phương tiện triết học.
Nhưng nói như thế này thì tốt hơn: UNESCO không có một nền triết học theo nghĩa đen của từ, bởi lẽ nó muốn được vinh dự là một nơi trao đổi và đối thoại về sự đa nguyên của các kinh nghiệm tư tưởng và của các nền văn hóa trên thế giới.
Cho nên thay vào đó, ta có thể nói rằng UNESCO là một nền triết học. Và nó có thể kể cho chúng ta nghe câu chuyện của nền triết học này.
Thật vậy, UNESCO đã luôn sử dụng bộ nhớ của các truyền thống của mình để làm mới lại sự hiện diện của mình và vẫn còn trung thành với Hiến pháp của mình.
Patrice Vermeren đưa ra một lối lý giải trong các lối lý giải có thể có về truyền thống này qua sự mô tả của ông về nền triết học được UNESCO sử dụng trong cuốn La philosophie saisie par l’UNESCO / Nền triết học do UNESCO chọn.
Nó xứng đáng để chúng ta công nhận để tăng cường sự cam kết của chúng ta để làm sống lại truyền thống này và để góp phần, bằng mọi phương cách có thể có, phổ biến một nền văn hóa triết học quốc tế.
Trên lối đi này, “lối vòng triết học” – mượn lại chữ của Jeanne Hersch trong công trình nghiên cứu nổi danh của bà về quyền con người từ một điểm nhìn triết học, được thực hiện theo yêu cầu của UNESCO, ngày nào ta cũng đều cần đến, và ngày nay còn cần hơn bao giờ hết.
Patrice Vermeren đưa ra một lối lý giải trong các lối lý giải có thể có về truyền thống này qua sự mô tả của ông về nền triết học được UNESCO sử dụng trong cuốn La philosophie saisie par l’UNESCO / Nền triết học do UNESCO chọn.
Nó xứng đáng để chúng ta công nhận để tăng cường sự cam kết của chúng ta để làm sống lại truyền thống này và để góp phần, bằng mọi phương cách có thể có, phổ biến một nền văn hóa triết học quốc tế.
Trên lối đi này, “lối vòng triết học” – mượn lại chữ của Jeanne Hersch trong công trình nghiên cứu nổi danh của bà về quyền con người từ một điểm nhìn triết học, được thực hiện theo yêu cầu của UNESCO, ngày nào ta cũng đều cần đến, và ngày nay còn cần hơn bao giờ hết.
ĐINH HỒNG PHÚC dịch
Nguồn: http://www.unesco.org/new/en/social-and-human-sciences/themes/human-rights/philosophy/
Theo Triethoc.edu.vn
Đánh giá bài viết?