Vấn đề cơ bản của triết học và hai khía cạnh của nó


                “Vấn đề cơ bản của triết học” là vấn đề quan trọng đối với việc thấu hiểu đặc trưng và bản chất của tri thức triết học. Ở đây, chúng ta xem xét bản chất của “vấn đề cơ bản của triết học” và hai khía cạnh của nó.

                Vấn đề cơ bản của triết học vạch ra khả năng ngữ nghĩa của triết học, sự cố gắng tìm kiếm những chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề căn bản của nhân loại: “Tồn tại hay không tồn tại”.

                Theo Ăngghen : "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đăc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức".

                Vấn đề cơ bản của triết học không hoàn toàn trùng hợp với đối tượng của triết học.

                Vấn đề cơ bản của triết học - vấn đề về mối quan hệ của tư duy, tinh thần, nhận thức và tồn tại, tự nhiên, vật chất; Giữa tư duy và tồn tại - cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

            Hai khía canh:

            1/ Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? (Sự khác biệt giữa tư duy và tồn tại)

                2/ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?  (Sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại)

                 Khía cạnh thứ nhất – Khía cạnh bản thể luận

                Khía cạnh thứ hai – Khía cạnh nhận thức luận

-------------------------------------

KHÍA CẠNH BẢN THỂ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

Phụ thuộc vào cách giải quyết khía cạnh thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, hình thành hai quan niệm: duy vật và duy tâm, hai khuynh hướng cơ bản của tư tưởng triết học: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.



* Chủ nghĩa duy vật: cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức, ý thức phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người.

   Các loại hình chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học:

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp - La Mã với những đại diện nổi tiếng từ hơn 2000 năm, nhiều trường phái hiện nay đã được bắt nguồn từ trường phái triết học này. Chủ nghĩa duy vật trực quan thô sơ mộc mạc dựa trên những quan sát trực tiếp. Các đại diện tiêu biểu: Đêmôcrit, Hêraclit,Epiquya,      
+ Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII: Là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Thời trung cổ khoa học cũng như triết học không phát triển dưới sự kìm kẹp của nhà thờ. Chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không vận động, không phát triển trong trạng thái cô lập, không liên quan đến các sự vật hiện tượng khác, nó đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật siêu hình có 3 trung tâm lớn là: Anh (với các đại diện như: F.Bêcơn, T.Hopxơ, G.Lôcơ); Hà Lan (B.xpinoda); Pháp (Hênnntiuyt, Điđrô, Lemetri).

+ Chủ nghĩa duy vật nhân bản: Lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chính, là mục tiêu triết học phải phục vụ. Trường phái sau này được Mác kế thừa và phát triển.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Chủ nghĩa duy vật được Các Mác phát triển.
+ Chủ nghĩa duy vật tầm thường: Khi giải thích về ý thức họ đã tầm thường hoá quan điểm này. ý thức là một dạng của vật chất như là gan và mật vậy (Mô tả Lơsốt và Bukhơme).
------------------------------

 * Chủ nghĩa duy tâm: thừa nhận tinh thần, ý thức là cái có trước, cái quyết định, vật chất là cái có sau - cái bị quyết định.

Các nhánh chính của chủ nghĩa duy tâm:

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: coi tinh thần tư duy tồn tại độc lập, bên ngoài con người (Platon, Hêghen).

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận ý thức tồn tại trong trí óc của con người (Beccơli, Hium, Fichtê). Chính tư duy, cảm giác của con người sinh ra sự vật. Beccơli nói: "khi tôi không suy nghĩ vẫn còn người khác suy nghĩ. Khi không có ai suy nghĩ vẫn còn thượng đế suy nghĩ. Thế giới không bao giờ mất đi". Ông đã chuyển dần sang duy ngã.

+ Duy ngã: chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến tột độ là chủ nghĩa duy ngã "chỉ có tư duy của tôi" (Hium).
------------------------------
    * Nhị nguyên luận: tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức không cái nào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quy đinkhj cái nào, chúng cùng song song tồn tại với nhau.
------------------------------
    * Đa nguyên luận: Thừa nhận nhiều khởi nguyên cùng tồn tại. 



KHÍA CẠNH NHẬN THỨC LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 


  Nhận thức luận: trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Việc trả lời câu hỏi này cho chúng ta biết ai là người khả tri và ai là người bất khả tri.

+ Thuyết khả tri: cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới.

+ Thuyết khả tri: cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới.

Triết học+ biên tập


Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?