Tư tưởng của nhà cách mạng, nhà triết học Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) quê ở Huyện Hương Sơn, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bắt đầu hoạt động chính trị từ những năm 90 thể kỷ XIX, ông nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh.
Năm 1911 ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, đánh đổ sự thống trị 267 năm của nhà Mãn Thanh, kết thúc chỉnh thể phong kiến hơn hai nghìn năm, lập nên nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Cuộc đời của Tôn Trung Sơn là một cuộc đời cách mạng. Trải qua gần 40 năm đấu tranh gian khổ, khó khăn, nhiều lần thất bại, ông đã từ chủ nghĩa cải lương chuyển sang chủ nghĩa tam dân cách mạng. Cuối cùng chịu ảnh hường của cách mạng Tháng mười và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã đề ra 3 chính sách lớn: liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông. Tư tưởng của ông hình thành và phát triển trong qúa trình cách mạng. Tuy vậy, ông vẫn dừng lại ở lập trường của người cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, không vượt lên được lập trường của người cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động và tư tưởng chính trị tổ của Tôn Trung Sơn gắn liền với triết học của ông. Về cơ bản, ông là một nhà duy vật. Tư tưởng triết học của ông là vũ khí chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại, ông đã mất nhiều thời giữa để tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng. Trên cơ sở đó ông viết tác phẩm "Học thuyết Tôn Văn" có nhiều quan điểm duy vật.
Năm 1917 ông viết “Kiến quốc phương lược” (“Chiến lược xây dựng đất nước"). Ở đây ông đẫ từ các phương diện triết học, kinh tế học và chính trị học đề ra lý luận và kế hoạch bảo vệ, xây dựng nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Ông tổng kết thành những quan điểm triết học độc đáo. Trọng điểm cửa học thuyết Tôn văn là thuyết "Tri nan hành dị" ("Biết thì khó, làm thì dễ”). Với quan điểm triết học này ông nhấn mạnh vai trò của lý luận, đó cũng là một sự tổng kết về mặt triết học cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc.
Thế giới quan của Tôn Trung Sơn là CNDV. CNDV này được xây dựng trên cơ sở cửa khoa học tự nhiên cận đại như tiến hóa luận của Đácuyn, lý luận vạn vật hấp dẫn của Niutơn...
Tôn Trung Sơn căn cứ vào nguyên lý tiến hóa luận đã trình bày ở giai đoạn tiến hóa của thế giới, đó là:
Thời kỳ tiến hóa vật chất: về sự khởi nguyên của vũ trụ.
Thời kỳ tiến hóa của giống loài: sự phát sinh và phát triển của sinh vật.
Thời kỳ tiến hóa của nhân loại: sự ra đời và phát triển của xã hội con người.
Ở thời kỳ thứ nhất, ông giải thích ête (dĩ thái). Ông đã dùng “thái cực” để dịch từ “ête” coi đó là cơ sở ban đầu của vật chất.
Năm 1911 ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, đánh đổ sự thống trị 267 năm của nhà Mãn Thanh, kết thúc chỉnh thể phong kiến hơn hai nghìn năm, lập nên nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Cuộc đời của Tôn Trung Sơn là một cuộc đời cách mạng. Trải qua gần 40 năm đấu tranh gian khổ, khó khăn, nhiều lần thất bại, ông đã từ chủ nghĩa cải lương chuyển sang chủ nghĩa tam dân cách mạng. Cuối cùng chịu ảnh hường của cách mạng Tháng mười và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã đề ra 3 chính sách lớn: liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông. Tư tưởng của ông hình thành và phát triển trong qúa trình cách mạng. Tuy vậy, ông vẫn dừng lại ở lập trường của người cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, không vượt lên được lập trường của người cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động và tư tưởng chính trị tổ của Tôn Trung Sơn gắn liền với triết học của ông. Về cơ bản, ông là một nhà duy vật. Tư tưởng triết học của ông là vũ khí chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại, ông đã mất nhiều thời giữa để tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng. Trên cơ sở đó ông viết tác phẩm "Học thuyết Tôn Văn" có nhiều quan điểm duy vật.
Năm 1917 ông viết “Kiến quốc phương lược” (“Chiến lược xây dựng đất nước"). Ở đây ông đẫ từ các phương diện triết học, kinh tế học và chính trị học đề ra lý luận và kế hoạch bảo vệ, xây dựng nước cộng hòa dân chủ tư sản.
Ông tổng kết thành những quan điểm triết học độc đáo. Trọng điểm cửa học thuyết Tôn văn là thuyết "Tri nan hành dị" ("Biết thì khó, làm thì dễ”). Với quan điểm triết học này ông nhấn mạnh vai trò của lý luận, đó cũng là một sự tổng kết về mặt triết học cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc.
Thế giới quan của Tôn Trung Sơn là CNDV. CNDV này được xây dựng trên cơ sở cửa khoa học tự nhiên cận đại như tiến hóa luận của Đácuyn, lý luận vạn vật hấp dẫn của Niutơn...
Tôn Trung Sơn căn cứ vào nguyên lý tiến hóa luận đã trình bày ở giai đoạn tiến hóa của thế giới, đó là:
Thời kỳ tiến hóa vật chất: về sự khởi nguyên của vũ trụ.
Thời kỳ tiến hóa của giống loài: sự phát sinh và phát triển của sinh vật.
Thời kỳ tiến hóa của nhân loại: sự ra đời và phát triển của xã hội con người.
Ở thời kỳ thứ nhất, ông giải thích ête (dĩ thái). Ông đã dùng “thái cực” để dịch từ “ête” coi đó là cơ sở ban đầu của vật chất.
Đánh giá bài viết?