Roger Bacon (1214-1294)

Roger Bacon là nhà triết học kinh viện người Anh, người còn được xem là một nhà khoa học vì ông khẳng định dựa trên những cái tự thân ông quan sát, thay vì dựa trên cái do những người khác viết. Bacon sinh ra trong một gia đình giàu có vào năm 1214 và qua đời vào năm 1294. Ông được giáo dục kinh điển, hình học, số học, âm nhạc và thiên văn học và là một sinh viên tại trường Đại học Paris khi còn là một chàng trai trẻ, ông đã lấy bằng tiến sĩ thần học. Bacon bỏ ra 40 năm nghiên cứu và thuyết giảng về khoa học tự nhiên tại trường Đại học Oxford ở Anh. Vì những nỗ lực này, ông được xem là nhà truyền bá quan trọng nhất của khoa học tự nhiên trong thời kì Trung cổ.

Các tác phẩm của Bacon bao gồm những chuyên luận về quang học, toán học, hóa học, số học, thiên văn học, thủy triều, và cải cách lịch. Sự thành thạo của ông trong việc sử dụng các thiết bị quang học và cơ học khiến ông được nhiều người xem là một thầy phù thủy. Bacon quen thuộc với các tính chất của gương, biết sức mạnh của hơi nước và thuốc súng, có kiến thức căn bản về kính hiển vi, và có một thiết bị giống hệt với kính thiên văn hiện đại. Ông khẳng định chiếc kính thiên văn của ông có thể khiến những vật thể ở xa nhất trông như gần lại, rằng nó có thể nhìn thấy những sự kiện tương lai.

Bacon có lần làm học trò của ông khiếp vía bởi việc tạo ra một cầu vồng bằng cách cho ánh sáng đi qua một số hạt bột thủy tinh. Minh chứng này đánh dấu một trong những nỗ lực sớm nhất nhằm tái tạo một hiện tượng tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Bacon tin rằng Trái đất có hình cầu và người ta có thể đi thuyền vòng quanh nó. Ông ước tính khoảng cách đến các ngôi sao là 130 triệu dặm, và ông đã sử dụng một camera chiếu ảnh qua một lỗ nhỏ để quan sát nhật thực. Công trình của ông quá nổi tiếng, nên nó khuyến khích những người khác làm thí nghiệm của riêng họ, và như thế đã giúp mang đến thời kì Phục hưng.


Năm 1266, Bacon gửi một bức thư cho giáo hoàng Clement IV đề xuất các cải tiến trong chương trình giảng dạy khoa học và xây dựng phòng thí nghiệm thực hành trong hệ thống giáo dục. Ông đưa ra khẳng định chắc nịch rằng toàn bộ hệ thống giáo dục cần phải được xây dựng lại, và các cơ sở cho sự tái sinh này có thể tìm thấy trong nghiên cứu của ông. Bacon nêu đề xuất với giáo hoàng về một quyển từ điển bách khoa kiến thức và tính chất lập một đội hợp tác trong giáo hội để xây dựng quyển từ điển bách khoa đó. Thật không may, giáo hoàng Clement không quen nhận các đề xuất như đề xuất của Bacon và đã hiểu sai yêu cầu của ông. Nghĩ rằng quyển từ điển bách khoa khoa học của Bacon đã có rồi, giáo hoàng yêu cầu được xem tư liệu đó. Trong lúc lộn xộn, giáo hoàng Clement buộc Bacon phải thề tiết lộ mọi đức tin và triết lí của ông. Vì Bacon tôn kính giáo hoàng và không thể không tuân theo, nên ông nhanh chóng soạn thảo mọt quyển từ điển bách khoa gồm ba tập về khoa học. Những công trình này gồm Opus Majus (Tác phẩm 1), Opus Minus (Tác phẩm 2) và Opus Tertium (Tác phẩm ba), giải thích với giáo hoàng vai trò chính đáng của khoa học trong chương trình giảng dạy đại học và sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi ngành học thuật.

Thật không may, vào năm 1268, giáo hoàng Clement IV qua đời. Với sự ra đi của giáo hoàng, cơ hội của Bacon muốn thấy dự án từ điển bách khoa hoàn thành đã biến mất và tệ hơn nữa là sự thất bại của việc chỉnh đốn chương trình giảng dạy đại học. Không nản lòng, Bacon tiếp tục khởi động một dự án lớn khác và bắt đầy viết Communia naturalium (Những nguyên lí chung của triết học tự nhiên) và Communia mathematica (Những nguyên lí chung của khoa học toán học). Ông chưa bao giờ hoàn thành công trình này và chỉ một phần của nó được xuất bản.

Năm 1277, vị tổng giám mục dòng thánh Franciscans đã kết án công trình của Bacon là có chứa “những yếu tố lạ đáng ngờ”. Bacon luôn phải trình những tác phẩm của ông trước sự thẩm định của nhà thờ và ông đã kháng án với vị giáo hoàng mới. Bản kháng án bị mất và Bacon bị tống giam, nhưng chính xác ông bị giam trong bao lâu thì chẳng ai rõ. Một số nguồn tin nói là hai năm, một số nguồn tin khác cho biết là lâu hơn. Tác phẩm cuối cùng của ông, xuất bản vào năm ông qua đời, là một sự chỉ trích nhức nhối đối với nhà thờ mục ruỗng.
Sưu tầm
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?