Chủ nghĩa nhân văn: Cuộc cách mạng tư tưởng thời kỳ Phục hưng (p.2)
Để nhận định nội dung, địa vị, tác dụng và ảnh hưởng của tư trào một cách thấu đáo, trước hết nên có một khái niệm rõ rệt về con người, về học thuật Tây Âu thời kỳ Trung Cổ, trước khi cuộc vận động Văn hóa phục hưng bắt đầu.
Dưới thời Trung Cổ, học thuật ngự trị Âu châu là Kinh viện học (la scolastique). Kinh viện học là một hệ thống ý thức đặc biệt cho xã hội phong kiến Tây Âu. Nền tảng của học vấn là tinh thần tín ngưỡng dưới nguyên tắc quyền uy. Tất cả tri thức về vũ trụ, về nhân sinh, tất cả chân lý phải tìm trong tập Kinh Thánh do Giáo hội La Mã giải thích và ban bố. Một ý tưởng, một lời nói không được phái Giáo hội La Mã thừa nhận, chuẩn y, lập tức bị liệt vào hạng tà thuyết của Ác ma và phải trừng trị đến cực hình. Trước hết, kiếp người là một kiếp tội lỗi. Tuy nhiên ngoài vũ trụ cũng như xác thịt của con người đều đầy rẫy những tội ác. Phải đàn áp tự nhiên mà thờ Chúa. Phải hy sinh phần xác thịt mới cứu được phần hồn. Con đường “chuộc tội” con đường “tự cứu” là con đường tín ngưỡng. Cần phải tin. Tin một cách mù quáng, ngây thơ. Lý tính chỉ đưa người đến chỗ chết. Ham chuộng sự hiểu biết theo lý tính và nguồn gốc mọi tội lỗi. Phải xỉ rủa vào lý tính. Lý tính phải biết tự kinh miệt; con người phải biết khinh rẻ lấy tự mình.
Cố nhiên, mặc dầu mọi sự hành hạ, lý tính của con người vẫn chưa chết hẳn. Lý tính vẫn nhớ rằng: xưa kia, cổ học vấn dành cho nó một địa vị vẻ vang trong tư tưởng. Hồi đó tín ngưỡng chưa khuynh loát tinh thần phê phán của con người Hy Lạp. Bản tính con người cho đến phần xác của nó, cũng như thế giới vật chất, còn được tôn trọng. Người ta đã bạo dạn học hỏi, xem xét, suy nghĩ về sự lẽ trong trời đất, trong xã hội, trong tâm hồn. Triết học Hy Lạp vẫn yêu chuộng tinh thần khoa học. Lý tính chưa quên. Bởi vậy trong những ngày tối tăm nhất của tư tưởng nhân loại, từ giữa thế kỷ XII có một lúc triết học Platon vẫn được các nhà học giả chú trọng. Tiếp theo đó, đến thế kỷ thứ XIII, XIV, học thuyết của Aristote với ít nhiều yếu tố khoa học như là óc quan sát, tinh thần phê phán, phương pháp phân tích sự vật lại được hoan nghênh. Nhận thấy ảnh hưởng của một tư trào có tính cách bài giáo của thuyết phiếm thần (Panthéisme) trong công chúng, giáo hội đã đối phó lại với một chính sách rất khéo léo. Nhà thần học Thomas d’Aquin (1226-1274) chủ trương rằng: chỉ giáo của Đạo Gia tô rất có thể đi đôi được với chủ nghĩa Aristote. Rồi các trường thần học, các trường đại học vẫn được phép giảng các tác phẩm của Aristote. Nhưng trong khi đó triết học Kinh viện đã nêu ra một sự phân biệt căn bản. Người ta sẽ chỉ thừa nhận uy quyền Aristote trong phạm vi khoa học mà thôi. Aristote rất có thể giải thích vũ trụ và nhân sinh bằng lý tính, bằng kinh nghiệm. Nhưng “lẽ cuối cùng” của mọi sự vật trong trời đất[2] trong cõi người là thuộc về một lĩnh vực khác, ngoài sự có thể hiểu được của con người. Giáo chỉ của sáng thế kỷ là những tín điều mà lý tính không bao giờ dò xét, đo lường được. Những vấn đề siêu hình học như là Nhất vị tam thể (La Trinité) – Tội lỗi nguyên thủy (Péché originel) Cứu thế (la Rédemption), Hồng ân Chúa ban (la Grâce divine) là ở trong địa hạt huyền bí. Cái “biết” ở đây là nhờ sự ám trợ mầu nhiệm của Chúa. Cái “biết” ở đây là một câu chuyện tín ngưỡng. Aristote và lý tính con người không thể giải thích được bấy nhiêu bí ẩn. Tín ngưỡng cũng không cần giảng giải cho bấy nhiêu huyền bí cao siêu. Cho nên khoa học cứ việc phát triển, triết học cứ việc suy nghĩ, tìm tòi nhưng nhiệm vụ triết học là phải phụng sự thần học trước hết. Lý tính chỉ có thể khấu đầu trước bàn thờ và tụng niệm. Tôn giáo là một lĩnh vực siêu lý.
Kể ra trên bước đường tiến bộ của khoa học Trung cổ, tri thức của Aristote về vũ trụ, về nhân sinh hồi này nhiều điểm đã bị kinh nghiệm và phát kiến mới vượt qua rồi. Những nguyên tắc khoa học của Aristote cũng không có lực lượng gì bài giáo mạnh mẽ lắm. Nhưng giáo hội vẫn quan tâm về chỗ đó: Giáo hội sẽ cố sức sa thải hết mọi yếu tố “nguy hiểm” trong tinh thần khoa học của Aristote mà chỉ cho truyền bá phần luận lý hình thức của các nhà đại triết học Hy Lạp. Thế là Aristote được “phong thần”, được có một bài vị trong Kinh viện học, nhưng trong lúc đó học thuyết của Aristote đã phải biến chất để làm “con rối của thần học”. Một mặt nữa, dưới nguyên tắc quyền uy, triết học của Aristote dần dần lại cũng đẫm màu sắc tôn giáo. Uy tín của Aristote luôn luôn được nhắc lại trong công thức “Magister dixit” (“Tôn sư đã nói rằng”). Và khi một ý kiến, bất kỳ sai lầm đến đâu, đã có đeo cái bùa “Magister dixit” thì anh hãy cất mũ đi, cúi đầu xuống và quỳ gối, lượm tay mà tụng niệm, mà hãy tin tưởng kỹ vào! Đừng cãi cọ, phê phán, bàn bạc, suy nghĩ làm gì nữa!... Vì....rằng....
Nghệ thuật Trung Cổ còn ghi lại đến ngày nay những nét mặt của con người thời đại. Con người chỉ có một địa vị hết sức mong manh trong các tác phẩm văn học và hội họa. Con người Trung Cổ là một giống sinh vật thô sơ mộc mạc. Cặp mắt lờ đờ, ngớ ngẩn bộc lộ một tâm trạng sợ sệt và đầy rẫy những màu sắc mê tín. Đời sống hiện tại là kết quả của tội lỗi nguyên thủy. Mặt đất là một thung lũng đầy những mồ hôi, nước mắt. Sống là một cuộc mê mộng dưới ánh sáng leo loét, viễn vông của quan niệm siêu hình. Vận mệnh bóp chẹt con người dưới những lực lượng cay nghiệt, vô tình, không thể hiểu được của thần thánh, của ma quỷ, của những ai có quyền thế, địa vị. Tôn giáo, pháp luật, luân lý là ý chí của Nhà trời; mọi sự suy nghĩ, cố gắng, lo toan, làm lụng đều vô ích. Con người chỉ là “biểu tượng đơn chiếc của một tập đoàn: nòi giống, dân tộc, quê hương hoặc họ hàng”. Nó chưa hề có ý thức rõ rệt về vũ trụ, về nhân sinh, về xã hội, về cả tâm hồn của nó nữa.
Ta hằng nhìn bộ mặt con người trên các tác phẩm mỹ thuật của thời đại: nó rất ít sinh sắc và thiếu hẳn yếu tố cá tính. Ngay trong chân dung các bậc vua chúa cũng vậy: Cơ hồ như bộ mặt nào cũng giống bộ mặt nào. Khó nhìn thấy những nét riêng cá biệt. Chỉ có một bộ phận duy nhất, một bộ mặt ước lệ của ông vua Trung Cổ. Không có ý thức rõ rệt về nhân cách. Điển hình nghệ thuật cũng chỉ đi đến con đường ước lệ. Nói như Jacob Burckhardt, một nhà sử học thế kỷ XIX, một chuyên gia về lịch sử Trung Cổ và thời kỳ Văn hóa phục hưng: “Nghệ thuật chỉ là một lối biểu hiện, không có một cốt cách nào để mô tả đời sống phần hồn và đời sống tập đoàn”. Đặc sắc của đời sống là sùng bái cái siêu tự nhiên của Tôn giáo, là mơ tưởng đâu đâu những hạnh phúc xa xăm trên Thượng giới. Còn ngoài ra bao nhiêu cảm giác về hình thể, màu sắc luôn luôn biến đổi trong cõi đời thực tế của mặt đất đều hết sức lu mờ. Ngay cả cái cõi đời thực tế này nữa, trong sự phô diễn của nghệ sĩ, nó chỉ có một tính cách lý tưởng, không hề có cơ thêm và chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà thôi.
Cách đánh giá có phần thiên lệch. Tuy vậy thành kiến đối với Trung Cổ này đã hình thành từ trước đây từ thế kỷ XVI. Và ngày nay vẫn có những người tin vào quan điểm đó.
Chủ nghĩa nhân văn phát động ở Ý giữa lúc xã hội Tây Âu bước vào một cuộc chuyển biến lớn. Khuôn khổ của chế độ phong kiến bắt đầu rạn nứt với sự phát triển của các thành thị. Kinh tế nông thôn trong kích thước tẳn mẳn của lĩnh thổ thuộc về quyền sở hữu của các vua, chúa, địa chủ phong kiến, với những quy mô quá chật hẹp, những phương tiện sản xuất thô sơ không thể thỏa mãn được những nhu cầu của xã hội mới. Công cuộc mậu dịch hồi này tiến hành trong một phạm vi rộng với những số lượng to tát, thúc đẩy công nghiệp chuyển hướng và sản xuất theo nhịp tiêu thụ của thị trường. Tư bản dần dần tích lũy lại trong các thành phố như Venise, Naples, Florence là những đại bản doanh của giai cấp tư bản mới chớm nở.
Dưới thời Trung Cổ, học thuật ngự trị Âu châu là Kinh viện học (la scolastique). Kinh viện học là một hệ thống ý thức đặc biệt cho xã hội phong kiến Tây Âu. Nền tảng của học vấn là tinh thần tín ngưỡng dưới nguyên tắc quyền uy. Tất cả tri thức về vũ trụ, về nhân sinh, tất cả chân lý phải tìm trong tập Kinh Thánh do Giáo hội La Mã giải thích và ban bố. Một ý tưởng, một lời nói không được phái Giáo hội La Mã thừa nhận, chuẩn y, lập tức bị liệt vào hạng tà thuyết của Ác ma và phải trừng trị đến cực hình. Trước hết, kiếp người là một kiếp tội lỗi. Tuy nhiên ngoài vũ trụ cũng như xác thịt của con người đều đầy rẫy những tội ác. Phải đàn áp tự nhiên mà thờ Chúa. Phải hy sinh phần xác thịt mới cứu được phần hồn. Con đường “chuộc tội” con đường “tự cứu” là con đường tín ngưỡng. Cần phải tin. Tin một cách mù quáng, ngây thơ. Lý tính chỉ đưa người đến chỗ chết. Ham chuộng sự hiểu biết theo lý tính và nguồn gốc mọi tội lỗi. Phải xỉ rủa vào lý tính. Lý tính phải biết tự kinh miệt; con người phải biết khinh rẻ lấy tự mình.
Cố nhiên, mặc dầu mọi sự hành hạ, lý tính của con người vẫn chưa chết hẳn. Lý tính vẫn nhớ rằng: xưa kia, cổ học vấn dành cho nó một địa vị vẻ vang trong tư tưởng. Hồi đó tín ngưỡng chưa khuynh loát tinh thần phê phán của con người Hy Lạp. Bản tính con người cho đến phần xác của nó, cũng như thế giới vật chất, còn được tôn trọng. Người ta đã bạo dạn học hỏi, xem xét, suy nghĩ về sự lẽ trong trời đất, trong xã hội, trong tâm hồn. Triết học Hy Lạp vẫn yêu chuộng tinh thần khoa học. Lý tính chưa quên. Bởi vậy trong những ngày tối tăm nhất của tư tưởng nhân loại, từ giữa thế kỷ XII có một lúc triết học Platon vẫn được các nhà học giả chú trọng. Tiếp theo đó, đến thế kỷ thứ XIII, XIV, học thuyết của Aristote với ít nhiều yếu tố khoa học như là óc quan sát, tinh thần phê phán, phương pháp phân tích sự vật lại được hoan nghênh. Nhận thấy ảnh hưởng của một tư trào có tính cách bài giáo của thuyết phiếm thần (Panthéisme) trong công chúng, giáo hội đã đối phó lại với một chính sách rất khéo léo. Nhà thần học Thomas d’Aquin (1226-1274) chủ trương rằng: chỉ giáo của Đạo Gia tô rất có thể đi đôi được với chủ nghĩa Aristote. Rồi các trường thần học, các trường đại học vẫn được phép giảng các tác phẩm của Aristote. Nhưng trong khi đó triết học Kinh viện đã nêu ra một sự phân biệt căn bản. Người ta sẽ chỉ thừa nhận uy quyền Aristote trong phạm vi khoa học mà thôi. Aristote rất có thể giải thích vũ trụ và nhân sinh bằng lý tính, bằng kinh nghiệm. Nhưng “lẽ cuối cùng” của mọi sự vật trong trời đất[2] trong cõi người là thuộc về một lĩnh vực khác, ngoài sự có thể hiểu được của con người. Giáo chỉ của sáng thế kỷ là những tín điều mà lý tính không bao giờ dò xét, đo lường được. Những vấn đề siêu hình học như là Nhất vị tam thể (La Trinité) – Tội lỗi nguyên thủy (Péché originel) Cứu thế (la Rédemption), Hồng ân Chúa ban (la Grâce divine) là ở trong địa hạt huyền bí. Cái “biết” ở đây là nhờ sự ám trợ mầu nhiệm của Chúa. Cái “biết” ở đây là một câu chuyện tín ngưỡng. Aristote và lý tính con người không thể giải thích được bấy nhiêu bí ẩn. Tín ngưỡng cũng không cần giảng giải cho bấy nhiêu huyền bí cao siêu. Cho nên khoa học cứ việc phát triển, triết học cứ việc suy nghĩ, tìm tòi nhưng nhiệm vụ triết học là phải phụng sự thần học trước hết. Lý tính chỉ có thể khấu đầu trước bàn thờ và tụng niệm. Tôn giáo là một lĩnh vực siêu lý.
Kể ra trên bước đường tiến bộ của khoa học Trung cổ, tri thức của Aristote về vũ trụ, về nhân sinh hồi này nhiều điểm đã bị kinh nghiệm và phát kiến mới vượt qua rồi. Những nguyên tắc khoa học của Aristote cũng không có lực lượng gì bài giáo mạnh mẽ lắm. Nhưng giáo hội vẫn quan tâm về chỗ đó: Giáo hội sẽ cố sức sa thải hết mọi yếu tố “nguy hiểm” trong tinh thần khoa học của Aristote mà chỉ cho truyền bá phần luận lý hình thức của các nhà đại triết học Hy Lạp. Thế là Aristote được “phong thần”, được có một bài vị trong Kinh viện học, nhưng trong lúc đó học thuyết của Aristote đã phải biến chất để làm “con rối của thần học”. Một mặt nữa, dưới nguyên tắc quyền uy, triết học của Aristote dần dần lại cũng đẫm màu sắc tôn giáo. Uy tín của Aristote luôn luôn được nhắc lại trong công thức “Magister dixit” (“Tôn sư đã nói rằng”). Và khi một ý kiến, bất kỳ sai lầm đến đâu, đã có đeo cái bùa “Magister dixit” thì anh hãy cất mũ đi, cúi đầu xuống và quỳ gối, lượm tay mà tụng niệm, mà hãy tin tưởng kỹ vào! Đừng cãi cọ, phê phán, bàn bạc, suy nghĩ làm gì nữa!... Vì....rằng....
Nghệ thuật Trung Cổ còn ghi lại đến ngày nay những nét mặt của con người thời đại. Con người chỉ có một địa vị hết sức mong manh trong các tác phẩm văn học và hội họa. Con người Trung Cổ là một giống sinh vật thô sơ mộc mạc. Cặp mắt lờ đờ, ngớ ngẩn bộc lộ một tâm trạng sợ sệt và đầy rẫy những màu sắc mê tín. Đời sống hiện tại là kết quả của tội lỗi nguyên thủy. Mặt đất là một thung lũng đầy những mồ hôi, nước mắt. Sống là một cuộc mê mộng dưới ánh sáng leo loét, viễn vông của quan niệm siêu hình. Vận mệnh bóp chẹt con người dưới những lực lượng cay nghiệt, vô tình, không thể hiểu được của thần thánh, của ma quỷ, của những ai có quyền thế, địa vị. Tôn giáo, pháp luật, luân lý là ý chí của Nhà trời; mọi sự suy nghĩ, cố gắng, lo toan, làm lụng đều vô ích. Con người chỉ là “biểu tượng đơn chiếc của một tập đoàn: nòi giống, dân tộc, quê hương hoặc họ hàng”. Nó chưa hề có ý thức rõ rệt về vũ trụ, về nhân sinh, về xã hội, về cả tâm hồn của nó nữa.
Ta hằng nhìn bộ mặt con người trên các tác phẩm mỹ thuật của thời đại: nó rất ít sinh sắc và thiếu hẳn yếu tố cá tính. Ngay trong chân dung các bậc vua chúa cũng vậy: Cơ hồ như bộ mặt nào cũng giống bộ mặt nào. Khó nhìn thấy những nét riêng cá biệt. Chỉ có một bộ phận duy nhất, một bộ mặt ước lệ của ông vua Trung Cổ. Không có ý thức rõ rệt về nhân cách. Điển hình nghệ thuật cũng chỉ đi đến con đường ước lệ. Nói như Jacob Burckhardt, một nhà sử học thế kỷ XIX, một chuyên gia về lịch sử Trung Cổ và thời kỳ Văn hóa phục hưng: “Nghệ thuật chỉ là một lối biểu hiện, không có một cốt cách nào để mô tả đời sống phần hồn và đời sống tập đoàn”. Đặc sắc của đời sống là sùng bái cái siêu tự nhiên của Tôn giáo, là mơ tưởng đâu đâu những hạnh phúc xa xăm trên Thượng giới. Còn ngoài ra bao nhiêu cảm giác về hình thể, màu sắc luôn luôn biến đổi trong cõi đời thực tế của mặt đất đều hết sức lu mờ. Ngay cả cái cõi đời thực tế này nữa, trong sự phô diễn của nghệ sĩ, nó chỉ có một tính cách lý tưởng, không hề có cơ thêm và chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà thôi.
Cách đánh giá có phần thiên lệch. Tuy vậy thành kiến đối với Trung Cổ này đã hình thành từ trước đây từ thế kỷ XVI. Và ngày nay vẫn có những người tin vào quan điểm đó.
Chủ nghĩa nhân văn phát động ở Ý giữa lúc xã hội Tây Âu bước vào một cuộc chuyển biến lớn. Khuôn khổ của chế độ phong kiến bắt đầu rạn nứt với sự phát triển của các thành thị. Kinh tế nông thôn trong kích thước tẳn mẳn của lĩnh thổ thuộc về quyền sở hữu của các vua, chúa, địa chủ phong kiến, với những quy mô quá chật hẹp, những phương tiện sản xuất thô sơ không thể thỏa mãn được những nhu cầu của xã hội mới. Công cuộc mậu dịch hồi này tiến hành trong một phạm vi rộng với những số lượng to tát, thúc đẩy công nghiệp chuyển hướng và sản xuất theo nhịp tiêu thụ của thị trường. Tư bản dần dần tích lũy lại trong các thành phố như Venise, Naples, Florence là những đại bản doanh của giai cấp tư bản mới chớm nở.
Xã hội tư bản đã gây dựng cho tinh thần tiến thủ của mọi người một trường hoạt động rộn rịp, mênh mông. Người khôn, của khó, tha hồ cho ai có sức đua chen. Cuộc tranh đấu cho cuộc sinh tồn bắt buộc con người phải lĩnh hội cho thấu triệt mọi phương tiện, mọi khả năng riêng biệt của mình: trí khôn, sức khỏe, can đảm, tài lợi dụng thời cơ, hoàn cảnh! Do đó ý thức của người ta về cá tính càng ngày càng sáng suốt, sâu sắc. Từ thế kỷ XIII, XIV, khá nhiều nhân cách táo tợn, liều lĩnh, tinh ranh đã xuất hiện. Họ là con buôn hoãnh tài, hôm nay còn là chủ lái, mai kia bỗng thành một nhà... chính trị. Họ là bọn Condottieri, một lũ lục lâm, vong mạng, có gan làm giặc, có chí làm vua. Hai bọn quý tộc này, quý tộc tiền và quý tộc liều mạng đã xóa bỏ cả giới hạn đẳng cấp trong xã hội và đảo lộn hết mọi giá trị luân lý ngàn xưa. Tập gia phả và huân chương của các tiền triều không còn là một đảm bảo quyền lợi cho bọn “con cha cháu ông nữa”. Giá trị của con người không phải ở chỗ đẻ (la naissance), mà ở chỗ biết làm giầu, biết lập thân.
Đời sống của một cuộc tranh đấu gay go không tư tình, vị nể một ai. Châm ngôn của thời đại sắt gang này là ích kỷ, làm tiền và hưởng thụ. Người ta có thể cởi bỏ hết những sự ràng buộc của cương thường, tôn giáo, miễn là thành công! Những hành động xấu xa, những tội lỗi như gian trá, dâm dục, rượu chè, cờ bạc, loạn luân, giết người có lúc tiến hành với những quy mô to tát, ghê tởm. Trong các lâu đài, cung điện mới, bọn hãnh tiến sẽ đua sức với các vương hầu trụy lạc mà sống đời hoang dâm, vô độ. Sự hưởng thụ khoái lạc chỉ biết một giới hạn là sức tìm tòi và ăn chơi của mọi người. Khi đồng tiền đã dồi dào, thì các ông Hoàng, các bà Chúa vương hầu mới, các tiểu thư quý tộc tiền, lẽ tất nhiên cũng nghĩ đến việc trang điểm nhà cửa và vẻ đẹp của thân thể. Văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ được họ khuyến khích để tô điểm đời sống trong gia đình. Một số quý tộc mới và cũ sẽ là những Mạnh thường quân của nghệ thuật. Người ta gọi họ là những vị Mécènes. Người đàn bà biết để ý đến gia chính, đến giáo dục nhi đồng. Đời sống xa xỉ yêu chuộng những hương hoa phấn sáp hiếm có từ phương xa đưa lại. Cảnh vật thôn quê đã được người ta thưởng thức: tự nhiên cũng như xã hội là một khung cảnh để con người vận dụng trong sinh hoạt. Sống là một tác phẩm nghệ thuật, có ý thức và tự do. Trước sự nhu cầu của lẽ sống, mọi năng lực, mọi dục vọng của con người để giải phóng cho cá tính đều tỉnh dậy. Trên bước đường phát triển, cá nhân chủ nghĩa như một cuộn sóng thần cuồn cuộn đổ xuống, tràn ngập cả xã hội phong kiến. Ý thức hệ của một giai tầng lâm vào tình thế phá sản; pháp luật hết tôn nghiêm, thánh hiền hết tài giỏi, thần linh hết mầu nhiệm!
Về phương diện chính trị, chế độ phong kiến là một lực lượng lỗi thời, một lực lượng chia rẽ. Nước Ý thủ đô của Châu Âu, trong vòng mấy thế kỷ gần đây, đã bị chia năm xẻ bảy, rên rỉdưới gót sắt tàn bạo của bọn xâm lăng miền Bắc từ Pháp, từ Đức tràn sang. Một bọn tàn bạo (tyrans) bản xứ đủ thế lực để giày xéo lên dân Ý mà không có gan sức để chống ngoại xâm. Người Ý càng nhớ lại trang sử hiển hách của thời kỳ Cộng hòa ngày xưa, lại càng tím gan tím ruột với tình thế hiện tại. Bọn tư sản sẽ nhận lấy nhiệm vụ phục hưng nước Ý. Họ sẽ hợp sức với một vài hoàng tộc để xây dựng một chế độ vương quyền, để đánh đổ bọn phong kiến địa chủ, và để xây dựng một nền quân chủ tập trung có tính cách dân tộc.
Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, sự phát triển của phương tiện giao thông, sự trao đổi về sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính thức, bên cạnh kinh viện học, người ta đã thấy nảy nở một nguồn tư tưởng lành mạnh, bạo dạn. Kho tàng tư tưởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần học hỏi với người xưa, với ngoại quốc. Đi đôi với những cuộc thám hiểm, những đạo quân viễn chinh, với sự phát triển công nghệ và thương mại, là những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục của xã hội Đông Âu và Tiểu Á Tế Á. Cảnh vật xa lạ trình bày trong các bài bút ký của các nhà du lịch gây nên những thắc mắc, những tâm trạng mới. Một thị dã mênh mông quyến rũ cặp mắt hiếu kỳ của thời đại. Nước Ý có thể tự hào là có những vườn hoa, những vườn bách thú đầu tiên ở châu Âu Trung Cổ. Vạn vật học và vật lý học bước vào giai đoạn thực nghiệm. Dưới ảnh hưởng của văn hóa cổ điển và của các phát minh mới về kỹ nghệ, học thuật đã có một cơ sở mới, để ấn bước trên đường nhận xét tâm giới, vật giới, vũ trụ, xã hội bằng những phương pháp khoa học.
Đời sống của một cuộc tranh đấu gay go không tư tình, vị nể một ai. Châm ngôn của thời đại sắt gang này là ích kỷ, làm tiền và hưởng thụ. Người ta có thể cởi bỏ hết những sự ràng buộc của cương thường, tôn giáo, miễn là thành công! Những hành động xấu xa, những tội lỗi như gian trá, dâm dục, rượu chè, cờ bạc, loạn luân, giết người có lúc tiến hành với những quy mô to tát, ghê tởm. Trong các lâu đài, cung điện mới, bọn hãnh tiến sẽ đua sức với các vương hầu trụy lạc mà sống đời hoang dâm, vô độ. Sự hưởng thụ khoái lạc chỉ biết một giới hạn là sức tìm tòi và ăn chơi của mọi người. Khi đồng tiền đã dồi dào, thì các ông Hoàng, các bà Chúa vương hầu mới, các tiểu thư quý tộc tiền, lẽ tất nhiên cũng nghĩ đến việc trang điểm nhà cửa và vẻ đẹp của thân thể. Văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ được họ khuyến khích để tô điểm đời sống trong gia đình. Một số quý tộc mới và cũ sẽ là những Mạnh thường quân của nghệ thuật. Người ta gọi họ là những vị Mécènes. Người đàn bà biết để ý đến gia chính, đến giáo dục nhi đồng. Đời sống xa xỉ yêu chuộng những hương hoa phấn sáp hiếm có từ phương xa đưa lại. Cảnh vật thôn quê đã được người ta thưởng thức: tự nhiên cũng như xã hội là một khung cảnh để con người vận dụng trong sinh hoạt. Sống là một tác phẩm nghệ thuật, có ý thức và tự do. Trước sự nhu cầu của lẽ sống, mọi năng lực, mọi dục vọng của con người để giải phóng cho cá tính đều tỉnh dậy. Trên bước đường phát triển, cá nhân chủ nghĩa như một cuộn sóng thần cuồn cuộn đổ xuống, tràn ngập cả xã hội phong kiến. Ý thức hệ của một giai tầng lâm vào tình thế phá sản; pháp luật hết tôn nghiêm, thánh hiền hết tài giỏi, thần linh hết mầu nhiệm!
Về phương diện chính trị, chế độ phong kiến là một lực lượng lỗi thời, một lực lượng chia rẽ. Nước Ý thủ đô của Châu Âu, trong vòng mấy thế kỷ gần đây, đã bị chia năm xẻ bảy, rên rỉdưới gót sắt tàn bạo của bọn xâm lăng miền Bắc từ Pháp, từ Đức tràn sang. Một bọn tàn bạo (tyrans) bản xứ đủ thế lực để giày xéo lên dân Ý mà không có gan sức để chống ngoại xâm. Người Ý càng nhớ lại trang sử hiển hách của thời kỳ Cộng hòa ngày xưa, lại càng tím gan tím ruột với tình thế hiện tại. Bọn tư sản sẽ nhận lấy nhiệm vụ phục hưng nước Ý. Họ sẽ hợp sức với một vài hoàng tộc để xây dựng một chế độ vương quyền, để đánh đổ bọn phong kiến địa chủ, và để xây dựng một nền quân chủ tập trung có tính cách dân tộc.
Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, sự phát triển của phương tiện giao thông, sự trao đổi về sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính thức, bên cạnh kinh viện học, người ta đã thấy nảy nở một nguồn tư tưởng lành mạnh, bạo dạn. Kho tàng tư tưởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần học hỏi với người xưa, với ngoại quốc. Đi đôi với những cuộc thám hiểm, những đạo quân viễn chinh, với sự phát triển công nghệ và thương mại, là những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục của xã hội Đông Âu và Tiểu Á Tế Á. Cảnh vật xa lạ trình bày trong các bài bút ký của các nhà du lịch gây nên những thắc mắc, những tâm trạng mới. Một thị dã mênh mông quyến rũ cặp mắt hiếu kỳ của thời đại. Nước Ý có thể tự hào là có những vườn hoa, những vườn bách thú đầu tiên ở châu Âu Trung Cổ. Vạn vật học và vật lý học bước vào giai đoạn thực nghiệm. Dưới ảnh hưởng của văn hóa cổ điển và của các phát minh mới về kỹ nghệ, học thuật đã có một cơ sở mới, để ấn bước trên đường nhận xét tâm giới, vật giới, vũ trụ, xã hội bằng những phương pháp khoa học.
Còn nữa...
Đánh giá bài viết?