Buổi hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào triết lý với cây búa

Buổi Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng Hay làm Thế Nào Triết Lý Với Cây Búa 
(Danh Tác Triết Học)

Đây là cuộc tuyên chiến vĩ đại. Đây là cuộc mổ xẻ tàn nhẫn lý trí, luân lý, tâm lý học lòng ái quốc, vị tha, tình nhân loại...Đây là cuộc lột mặt nạ không tiếc thương những nhân vật , những thần tượng tượng trưng cho những chân lý, những giá trị cũ: Socrate Platon, thiện ác, đẹp xấu... và những thần tượng tượng trưng cho những chân lý giá trị mới : Renan, Rousseau, Sainte- Beuve, nghệ thuật vị nghệ thuật, dân chủ, tiến bộ...

Trên tất cả, chúng ta tìm thấy trong tác phẩm này những tư tường hữu thể học quan trọng nhất của Nietzche. Đúng hơn, chúng ta thấy những diễn dịch về những vấn đề cốt yếu từ quan điểm biến dịch siêu hình của ông dựa trên phương trình căn bản cũng là tiền đề của ông - là: hữu thể học truyền thống coi là hữu thể chân thực (Wahren - Sein) cái thực ra chỉ là một ảo tưởng, một ảo tưởng có tất cả các đặc tính của phi thể ( Nicht - Sien) và vô thể (Nichts) và chối bỏ, coi như phi hữu và phi thực cái thực ra là hữu thể đích thực và hữu thể duy nhất...

Chương quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của tác phẩm là chương Lý trí trong triết học. Trước đó là vấn đề Socrate, sau đó là Luân lý như một cái gì phản tự nhiên.

Cây búa nói:
Tại sao quá cứng rắn! - than trong bếp một hôm hỏi kim cương: chúng ta chẳng phải là bà con họ hàng gần với nhau sao?.
Tại sao quá mềm? Hỡi các anh, ta cũng xin hỏi các anh như thế: Sao quá mềm, quá nhu nhược và dễ khuất phục làm vậy? sao quá nhiều khước từ và chối bỏ trong tâm tư các anh ? Sao quá ít định mệnh trong ánh mắt các anh nhìn ?
Và nếu các anh không muốn là những định mệnh, những kẻ khốc liệt: làm sao một ngày kia các anh có thể cùng ta- chiến thắng?
Và nếu sự cứng rắn của các anh không muốn loé sáng và cắt, cứa: làm sao một ngày kia các anh có thể cùng ta - sáng tạo? 

Mục lục: 
-Lời giới thiệu.
-Khai từ
-Châm ngôn và tên nhọn
- Vấn đề Socrate
-Lý trí trong triết học
-THế giới chân thực cuối cùng trở thành một huyền thoại như thế nào
- Luân lý như mộtcái gì phản tự nhiên
- Bốn sai lầm trầm trọng
-Những kẻ muốn cải thiện nhân loại
-Những cuộc ngao du của con người phi thời
-Tôi nợ những gì nơi cổ nhân
- Cây búa nói
- Lời cuối của người dịch
- Những năm tháng trọng đại trong cuộc đời Nietzche.


 Lời giới thiệu khác
Báo tuổi trẻ - “Tại sao quá cứng rắn?”. Than trong bếp một hôm hỏi kim cương. “Rút cục, chúng ta chẳng phải là bà con, họ hàng gần với nhau sao?”.

“Tại sao quá yếu mềm?”. Hỡi các anh, ta cũng xin hỏi các anh như thế, các anh há chẳng phải là anh em với ta sao?

Sao quá mềm, quá nhu nhược và dễ khuất phục làm vậy? Sao có quá nhiều sự chối bỏ và tự phủ định trong tâm các anh đến thế? Sao có quá ít định mệnh trong ánh mắt các anh nhìn?

Và nếu các anh không muốn trở thành những định mệnh, những kẻ bất khuất, làm sao các anh có thể, một ngày kia, cùng ta - chiến thắng!

Và nếu sự cứng rắn của các anh không muốn được chớp sáng và cắt đứt, làm sao các anh có thể, một ngày kia, cùng ta - sáng tạo!

Bởi những kẻ sáng tạo đều cứng rắn. Và in dấu tay lên vách thiên thu nhẹ tựa như lên sáp o­ng mềm dường như phải là diễm phúc của các anh.

Diễm phúc được viết lên ý chí của thiên thu, tựa như trên đồng thau - cứng rắn hơn đồng thau, cao nhã hơn đồng thau. Chỉ kẻ cứng rắn nhất mới xứng danh là người cao nhã nhất.

Tấm bảng khắc mới này, hỡi những người anh em, ta truyền trao lại cho các anh: Hãy trở nên cứng rắn!

Trên đây là lời kết từ cuốn sách của Nietzsche nhan đề Buổi hoàng hôn của những thần tượng - hay làm cách nào triết lý với cây búa, một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Cũng như trong các tác phẩm bất hủ khác, đoạn trích này tự nó đã là một lời giới thiệu tốt nhất về cuốn sách, và có lẽ như thế đã là đủ để vẫy gọi những độc giả can đảm lên đường cùng hành trình và đối thoại với tác giả.

Ở một nơi khác, Nietzsche viết: “Những con người tâm linh sâu thẳm nhất, khi nhận họ là những kẻ can đảm nhất, đã trải nghiệm những bi kịch đau đớn nhất. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà họ tôn vinh cuộc đời, bởi nó chống lại họ bằng sự đối kháng mãnh liệt nhất”. Nietzsche chính là một mẫu người như vậy. Thế nhưng giọng văn khắc nghiệt mà ông cố tình dùng, lối sống khắc nghiệt mà ông tự áp đặt lên chính cuộc đời mình, những lời phán quyết khắc nghiệt mà ông quyết định dành cho những thần tượng của mình và của loài người - tất cả chỉ là những minh chứng cho một tình yêu quá lớn ông dành cho con người, với thân phận và sứ mạng của họ. Văn chương Nietzsche toát ra khí phách, tinh anh của con người ông. Sống và viết, vì vậy, đối với Nietzsche là một. Cuộc đời và sự nghiệp trước tác của ông song hành và thống nhất với nhau.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói.
 
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?