Một Trung Quốc mới

Tác giả: Marat Shibutov
Ngày 14/01/2013
Tại Terra America
—————-

            Tôi viết bài báo này vào cuối tháng 12 năm 2012. Đồng thời, tôi cũng xem qua những trang khác và tôi rất thích thú với câu hỏi: ở đâu có thể tìm thấy những bản phúc trình lớn và đầy đủ về cuộc gặp của Thủ tướng Ôn Gia Bảo với Vladimir Putin (1), và ở đâu có thể tìm thấy những bản phúc trình về Diễn đàn Nga-Trung với sự tham gia của phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn (2)? Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào ngày 5-6/12/2012 và cuộc gặp gỡ thứ hai vào ngày 6-7/12/2012, nhưng không có bất cứ một bản báo cáo nào trên các phương tiện thông tin truyền thông Nga, mặc dù họ đã thảo luận những vấn đề nghiêm túc và đã không đi đến một kết luận nào.

Tình trạng trên liên quan đến điều gì mà đã không nhận được sự chú ý của giới truyền thông Nga trong việc tìm hiểu hình hình của Trung Quốc? Ví dụ, Alexandr Gabuev đã đưa ra một sự trình bày bình thường về đại hội lần thứ 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc, và người ta (độc giả) đã thể hiện sự cảm ơn lớn lao với anh ta vì điều này. Nhưng chính anh cũng nhấn mạnh trong bài báo của mình có tựa đề “Mù chữ về Trung Quốc” (3), rằng nước Nga đã không nhận thấy những sự thay đổi vừa qua ở Trung Quốc, khác hẳn với phần còn lại của thế giới, nước Nga là một quốc gia biết rất ít về người hàng xóm quan trọng nhất của mình. Điều đó diễn ra một cách phổ biến, ngay cả các quan chức, ví dụ, chỉ có Dmitri Medvedev và các lãnh đạo các đảng chúc mừng đồng chí Tập Cận Bình trong đại hội Đảng.

Nhưng ngoài sự thoái hóa chung của nền khoa học Nga và bộ máy nhà nước, sự lơ đễnh đến Trung Quốc của nước Nga có thể giải thích thêm bởi một điểm nữa. Trên thực tế rõ ràng là, sự xích lại gần với tốc độ lớn của Nga và Hoa Kỳ đã thiết lập trên các bình diện chung, kể cả trong các vấn đề chống lại Trung Quốc. Những tin tức gần đây cho rằng, Hoa Kỳ sẽ sớm thông qua dự luật Magnitsky và bãi bỏ bổ sung Jackson–Vanik, điều này có ý nghĩa đơn giản là:

      1. Hoa Kỳ sẽ mở ra một quan hệ đối tác thực sự với Nga và không xem Nga là một kẻ thù của Hoa Kỳ

    2. Hoa Kỳ xem giới thượng lưu Nga là không đáng tin và tham nhũng và không cho nó phá hủy trách nhiệm đồng minh, khi sử dụng “danh sách đe dọa Magnitsky”, điều đó đối với người Nga thực sự đau đớn.

Tất nhiên, nước Nga đối với Hoa Kỳ là một đồng minh vô cùng quan trọng, nhưng tất nhiên không thực sự nhiều như các quốc gia khác. Nhưng nước Nga đóng một vai trò then chốt đối với một việc – bao quanh Trung Quốc bởi một vòng tròn các quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ.

Một liên minh đối thủ địa-chính trị tạo thành một vòng tròn các quốc gia thù địch với nó là một biên pháp cũ, nhưng cũng giống như các biện pháp cũ khác, nó vô cùng hiệu quả. Phong tỏa phía đông của Trung Quốc có Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philipin. Từ phía Nam có Việt Nam và Thái Lan, thậm chí Việt Nam đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả Nhật Bản bởi truyền thống quân sự vô cùng mạnh của họ. Từ phía Tây Nam có Ấn Độ. Như vậy, để đóng kín vòng tròn bao vây Trung Quốc, Hoa Kỳ phải tìm thấy tiếng nói chung với các quốc gia sau đây:

        1. Myanma và Pakistan – giống như cánh cửa đi ra Ấn Độ Dương để kiểm soát các tuyến đường thương mại.

          2. Nga và các quốc gia trung Á có đường biên giới đất liền dài nhất với Trung Quốc.

Chúng ta cũng nên nói về Iran, một trong những mục tiêu của Trung Quốc ở khu vực Trung Á – con đường vòng đi về Ấn Độ Dương. Mong muốn này của Trung Quốc có thể dẫn tới việc áp dụng một dự án của Washington mang tên “Dự án Iran”, dự án này cho phép điều chỉnh mối quan hệ của Washington và Tehran, và do đó, mang Iran ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc (4).

Rõ ràng, nước Nga cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ những vùng ảnh hưởng trên thế giới và hỗ trợ chế độ chính trị hiện thời. Bảo vệ các khu vực ảnh hưởng của mình trên thế giới đối với nước Nga trong thời gian sắp tới là vô cùng khó khăn – sự sụp đổ của các hệ thống xã hội chủ nghĩa Arập và kể cả đối tác thương mại lâu dài Ấn Độ đã không còn xem Nga là một đối tác chiến lược (5). Hoa Kỳ tất nhiên cần bảo vệ vị trí thống trị thế giới, cho nên họ sẽ đàm phán với các quốc gia yếu hơn và ngăn chặn, không cho các quốc gia này trở thành đồng minh của các đối thủ mạnh hơn của Hoa Kỳ.

Trung Quốc có thể làm gì để chống lại Hoa Kỳ và các đối thủ của họ ở phía Bắc và phía Tây?

Nếu phân tích chiến lược của Trung Quốc, nó thực thi, như chúng ta nói, “những dự án tuyến tính” – các đường ống dẫn dầu và các doanh nghiệp gần với họ hoặc là các hành lang vận tải cùng với các căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng (6). Để có các động cơ chính hoặc “các tàu phá băng”, các công ty nhà nước Trung Quốc với nguồn dự trữ tài chính không giới hạn bước vào làm ăn , và cùng với nó, các dịch vụ tư nhân tầm trung hay các công ty của Trung Quốc cùng tham gia vào thị trường, các công ty này được liên kết lại ở một mức độ nào đó. Sau đó, các công ty nhỏ của Trung Quốc tập hợp lại, và chúng được làm việc bởi đội ngũ nhân viên của Trung Quốc, và một phần nhỏ nhận cư dân địa phương vào làm việc. Ở đây, cũng cần lưu ý rằng, người Trung Quốc rất giỏi ngã giá với các quan chức và giỏi đưa hối lộ, cho nên ở các quốc gia có mức độ tham nhũng cao, đối phó với họ là một việc vô cùng khó khăn. Đây cũng chính là cách mà người Trung Quốc chống lại “sức mạnh mềm” của Mỹ, nhưng điểm yếu của họ luôn gắn liền với chế độ chính trị cầm quyền trong nước, cho nên khi chính quyền bị lật đổ, người Trung Quốc sẽ đánh mất tất cả những ảnh hưởng của mình.

Tại sao phương án xây dựng một cơ sở hạ tầng lớn như vậy được chọn?  Thực tế là, phương án này đưa ra khả năng cải thiện mối quan hệ với một số lượng lón các quan chức và các giới tinh hoa tôn giáo ở tấc cả các lĩnh vực, củng cố mối liên kết trong tất cả các hướng, để thu thập một lượng lớn các thông tin và cho phép các công ty dịch vụ của họ vững mạnh hơn và thu nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp khác. Biện pháp này không hoàn toàn hoàn hảo, nhưng khá vững chắc và hiệu quả trong môi trường chính trị ổn định. Ví dụ, hiện tại, số lượng các công ty hợp pháp của Trung Quốc ở Kazakhstan là 501 (435 công ty nhỏ, 32 tầm trung và 34 lớn), các công ty này chiếm một phần tư doanh số xăng dầu, chiếm một phần việc cung ứng gas cho phía Nam của Kazakhstan, một phần nhập khẩu lương thực và hàng tiêu dùng cho người dùng quốc nội. Sự thâm nhập rất tốt của người Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế ở Turkmenistan (dầu khí và viễn thông) và Tajikistan (thương mại, vật liệu xây dựng, nông nghiệp, khai thác mỏ, đường giao thông). Cũng trong năm 2012, Trung Quốc cũng trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Kazakhstan – vượt qua mậu dịch của Nga.

Đến năm 2013, rõ ràng là Trung Quốc sẽ hành động ở phía Tây, sẽ phát triển bốn loại hình hợp tác:

       1. Xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc – Iran và đường bộ vào Trung Á.

       2. Gas và những đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan và Turkmenistan sang Trung Quốc. Đường dẫn dài nhất thế giới từ Turkmenistan đến Thượng Hải và Quảng Châu dài 8074 km với trị giá gần 22,6 triệu đô la Mỹ cung cấp khoảng 30 tỷ mét khối khí đốt. Và đường ống dẫn dầu “Atasu-Alashankou” sẽ cung cấp khoảng 7-10 triệu tấn dầu Kazakhstan và Nga vào Trung Quốc. Điều này đi kèm với việc mua các tài sản dầu mỏ và khí đốt tại Turkmenistan và Kazakhstan.

     3. Tuyến đường bộ “Tây Âu – Tây Trung Quốc” là điểm tựa mà từ phía Tây có công ty cổ phần mang tên “Trung tâm hợp tác cửa khẩu quốc tế” đặt tại Kazakhstan và từ phía Đông có khu công nghiệp Trung Quốc – Belarus. Dọc tuyến đường này, trên lãnh thổ của Kazakhstan và sau đó là Nga sẽ được xây dựng các kho bãi, trạm xăng, các quán ăn và các cơ sở hạ tầng giao thông khác. Và nhiều khả năng, đây sẽ là nơi dành cho các doanh nhân Trung Quốc.

      4. Cung cấp các khoản tín trong khuôn khổ SCO và các khoản tín dụng ngoài tổ chức này – vay trực tiếp. Số lượng tín dụng tạm thời khoảng 10 tỷ đô la Mỹ, nhưng không nghi ngờ rằng, Trung Quốc có thể tăng số tín dụng đó lên hai hoặc ba lần. Theo tính toán, những vấn đề tài chính công ở Tajikistan và Kyrgyzstan, thì nhu cầu về số tiền này rất cao.

Trong 2 hoặc 4 năm tới, nếu không bị cản trở và được gia cường trong khu vực, Trung Quốc sẽ nhận được một đòn bẩy áp lực hết sức mạnh mẽ vào tất cả các hệ thống chính trị – chủ yếu thông qua nền kinh tế. Ví dụ, các công ty của Trung Quốc hoạt động như những trung gian giữa các nước trong khu vực – họ mua khí đốt của Turkmenistan để bán cho miền Nam Kazakhstan, và khi Uzbekistan cũng có thể diễn ra điều tương tự, thì nước Nga sẽ làm được cái gì, Trung Quốc sẽ chiếm khu vực ảnh hưởng nào? Rõ ràng, trong thực tế, bất chấp những giới hạn của Liên minh Hải quan, những tiến bộ kinh tế của Trung Quốc ở  Kazakhstan không hề dừng lại, khi chưa cần nói về các nước ở Trung Á, khi các quốc gia này không tham gia vào Liên minh Hải quan. Trong tình hình này, nước Nga chỉ có thể dựa vào Hoa Kỳ, người có thể đá Trung Quốc ra khỏi khu vực ảnh hưởng và sau đó, Hoa Kỳ có thể rút đi, cho phép nước Nga một lần nữa giữ khu vực ảnh hưởng của mình. Hy vọng có vẻ rất mong manh, nhưng vì sự thụ động trong chính sách đối ngoại của Nga, rõ ràng hy vọng này vẫn mang tính thực tiễn hơn.

Tuy nhiên, với người dân trong khu vực, sự đối đầu của Hoa Kỳ và Trung Quốc có nghĩa như sau: khả năng tốt nhất để loại bỏ người Trung Quốc ra khỏi đất nước là lật đổ hệ thống hợp tác với người Trung Quốc hoặc thay đổi chính đất nước bằng cách thúc đẩy ly khai. Như vậy, một cuộc đấu tranh chính trị như thế có thể dẫn tới sự thay thế khuôn mẫu nhà nước của khu vực giống như điều đang diễn ra tại Bắc Phi và Trung Đông. Làm thế nào để tránh khỏi một số phận như vậy, hiện tại chúng ta vẫn không biết được rõ ràng.

—————————————————

[1] http://russian.china.org.cn/international/txt/2012-12/07/content_27344183.htm

[2] http://russian.china.org.cn/exclusive/txt/2012-12/07/content_27335613.htm

[3] http://www.kommersant.ru/doc/2073821

[4] http://www.terra-america.ru/kto-lobbiruet-politicheskoe-reshenie.aspx

[5] http://www.kommersant.ru/doc/2088612

[6] http://tengrinews.kz/opinion/234/

———————————————————————-

 Việt Đỗ dịch từ tiếng Nga
@ Triết học+ 
——————————

Nguồn bài viết gốc: tại đây

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?