ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết
( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm
bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của
con người.
ở ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm
ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để
dẫn dắt con người đến với lẽ phải. ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở
Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là
Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa
mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến
khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động
trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại
thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn,
do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.